- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia
3.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng hàng không
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng
HKQT Nội Bài có liên quan đến nhiều lực lượng, trong đó lực lượng an ninh cửa khẩu giữ vai trò chủ trì. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động này cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng. Việc phối hợp lực lượng phải đảm bảo mỗi bộ phận phát huy được vai trò chuyên sâu của mình đối với từng lĩnh vực, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh công khai gây nguy hại đến an ninh quốc giạ Qua khảo sát cho thấy, việc phối hợp giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với một số đơn vị trong thời gian qua mới chỉ ở mức độ trao đổi thông tin; hình thức, phương pháp phối hợp chưa linh hoạt. Cá biệt, có vụ việc phối hợp còn bị động và chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất do thiếu quy chế phối hợp. Vì thế, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với các cơ quan, ngành có liên quan tại cửa khẩu Cảng HKQT Nội Bài và các đơn vị nghiệp vụ trong ngành
Công an.
Một là, phối hợp giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với các cơ quan, ngành tại cửa khẩu Cảng HKQT Nội Bàị Việc phối hợp giữa các cơ quan tại cửa khẩu được thực hiện trên cơ sở "Quy chế phối hợp hiệp đồng của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không", ban hành kèm theo Nghị định số 29/CP, ngày 02/4/1997 của Chính phủ và "Quy chế đảm bảo an ninh hàng không", ban hành kèm theo Nghị định số 11/2000/NĐ-CP, ngày 03/5/2000
của Chính phủ. Tuy nhiên, các văn bản này đều do Cục Hàng không Việt Nam chủ trì soạn thảo, chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
Năm 2009, Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục Hàng không Việt Nam ký thỏa thuận về việc phối hợp giải quyết, xử lý các trường hợp công dân Việt Nam bị nước ngoài từ chối nhập cảnh đưa trở lại Việt Nam. Văn bản này chỉ áp dụng đối với loại đối tượng cụ thể, không mang tính toàn diện. Vì vậy, với vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, lực lượng an ninh cửa khẩu phải tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan khác trong việc phòng ngừa, phát hiện đấu tranh với các loại đối tượng.
Để tạo sự phối hợp tốt, lực lượng an ninh cửa khẩu Nội Bài phải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan như Hải quan Nội Bài, Cảng vụ Hàng không miền bắc (An ninh hàng không)... sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế phối hợp trong bảo đảm an ninh quốc gia tại Cảng HKQT Nội Bàị Nội dung quy chế cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng để phát huy tốt khả năng chuyên môn, chuyên ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng đó.
Với Hải quan Nội Bài, lực lượng an ninh cửa khẩu cần phối hợp chặt chẽ trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vận chuyển tài liệu có nội dung phản động, tài liệu bí mật nhà nước, cũng như thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ tại cửa khẩụ Trong quy chế phối hợp cần quy định rõ trách nhiệm của mỗi lực lượng: nếu qua công tác kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phát hiện các vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia thì Hải quan kịp thời trao đổi với lực lượng an ninh cửa khẩu để phối hợp xử lý. Ngược lại, nếu qua hoạt động của mình lực lượng an ninh cửa khẩu phát hiện các vụ việc vi phạm thuộc về kinh tế, hàng hoá thì giao cho Hải quan xử lý theo luật Hải quan. Tuỳ từng vụ việc mà lực lượng an ninh cửa khẩu có thể trực tiếp phối hợp với Hải quan xử lý hoặc thông báo với các đơn vị nghiệp vụ của ngành Công an tham gia phối hợp. Với cơ quan Cảng vụ Hàng không miền Bắc, trong đó trọng tâm là lực lượng an ninh hàng không,
lực lượng an ninh cửa khẩu cần phối hợp trong việc thực hiện quy chế đảm bảo an ninh hàng không. Qua công tác kiểm tra an ninh, an toàn hàng không, nếu phát hiện vụ việc về an ninh quốc gia thì an ninh hàng không cần chuyển giao cho lực lượng an ninh cửa khẩu chủ trì giải quyết, xử lý.
Để chủ động phát hiện và ngăn chặn hoạt động của các loại đối tượng, lực lượng an ninh cửa khẩu phải tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan chức năng tại cảng hàng không quốc tế. Trong thực tế có nhiều việc cụ thể hoặc để giải quyết các yêu cầu đặt ra cấp bách về an ninh, cơ quan an ninh cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan liên quan. Những vấn đề này, trong quy chế phối hợp không thể nêu ra (nhất là các yêu cầu về thực hiện biện pháp nghiệp vụ an ninh). Do vậy, để tranh thủ được sự giúp đỡ của các cơ quan đó lực lượng an ninh cửa khẩu phải tạo dựng mối quan hệ phối hợp lâu dài với các cơ quan liên quan vì sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc giạ
Hai là, phối hợp giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Công an: Thực tế cho thấy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng hàng không nói chung, tại Cảng HKQT Nội Bài nói riêng là quá trình phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với các đơn vị nghiệp vụ, nhất là Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Bằng công tác của mình các đơn vị nghiệp vụ có những thông tin về hoạt động của đối tượng, cần phối hợp với lực lượng an ninh cửa khẩu kiểm tra, phát hiện tại cửa khẩu; hoặc qua hoạt động quản lý công khai, lực lượng an ninh cửa khẩu phát hiện những vấn đề nghi vấn, trao đổi với các đơn vị nghiệp vụ để điều tra làm rõ. Tuy nhiên, thời gian qua, sự phối hợp này chưa được chặt chẽ, hiệu quả chưa caọ Để hoạt động phối hợp giữa lực lượng an ninh cửa khẩu với các đơn vị nghiệp vụ đảm bảo chặt chẽ, động bộ và đạt hiệu quả cao cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Cần đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất giữa các lực lượng tham
gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng
HKQT Nội Bàị Đây là yêu cầu đảm bảo thống nhất về quan điểm nhận thức và hoạt động của các lực lượng tham gia phối hợp theo một kế hoạch chung. Mặt khác, thực hiện yêu cầu này sẽ đảm bảo tính tích cực, chủ động và thống nhất trong quá trình phối hợp. Sự chỉ đạo thống nhất trong quan hệ phối hợp là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham giạ Trên thực tế, việc thiếu thống nhất trong thực hiện yêu cầu nghiệp vụ giữa các lực lượng tại cửa khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả công tác quản lý không cao, thậm chí có khi không đạt yêu cầu đặt rạ Do vậy, khi phối hợp phải xác định đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo kế hoạch phối hợp.
- Hoạt động phối hợp phải bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, đơn vị. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động phối hợp. Phải xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị tham giạ Xác định đơn vị nào chủ trì, đơn vị nào tham gia trong quan hệ phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, yêu cầu nghiệp vụ đặt rạ Lực lượng an ninh cửa khẩu có trách nhiệm sử dụng biện pháp công tác của mình để phát hiện, đấu tranh với các đối tượng tại cửa khẩụ Các đơn vị trực tiếp quản lý theo dõi đối tượng phải trao đổi tình hình và những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc phát hiện đối tượng và chủ động vạch kế hoạch phối hợp.
- Việc phối hợp giữa các đơn vị đòi hỏi phải có kế hoạch chu đáọ Đây là yếu tố bắt buộc, mang tính nguyên tắc của hoạt động phối hợp giữa lực lượng. Kế hoạch phối hợp phải thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia; biện pháp và hình thức phối hợp, thời gian, không gian thực hiện phối hợp; dự kiến được các tình huống và phương án xử
lý tình huống. Khi lập kế hoạch, các lực lượng phải cùng nhau bàn bạc, trao đổi thống nhất nhằm xây dựng kế hoạch phù hợp và phát huy hiệu quả...
- Nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp phải luôn phù hợp với diễn biến cụ thể của tình hình và hoạt động của đối tượng. Phải linh hoạt trong việc xây dựng các nội dung, vận dụng các phương pháp, hình thức cho phù hợp với tình hình thực tế, không nên áp đặt một cách máy móc, theo ý muốn chủ quan của bất cứ đơn vị nàọ Đây là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải có sự mưu trí, sáng tạo của các lực lượng tham gia phối hợp. Để đạt được điều đó, lực lượng an ninh cửa khẩu cũng như đơn vị nghiệp vụ tham gia phối hợp phải có sự bàn bạc, dự kiến tình huống xảy ra, trên cơ sở sự biến động của tình hình và âm mưu phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩụ
- Phải thường xuyên tổ chức sơ kết công tác phối hợp lực lượng giữa
các cơ quan liên quan. Mục đích của việc sơ kết nhằm đánh giá lại kết quả công tác phối hợp, tìm ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó chỉnh lý, thống nhất lại những yêu cầu và nội dung cụ thể trong công tác phối hợp lực lượng.