Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là một mục tiêu quan trọng về an ninh quốc giạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 40 - 44)

- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia

2.1.1. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là một mục tiêu quan trọng về an ninh quốc giạ

về an ninh quốc giạ

Cảng HKQT Nội Bài nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 28km đi theo hướng Cầu Nhật Tân, có diện tích 325 ha, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nộị Phía Đông tiếp giáp với các xã Mai Đình, Phú Minh, cách trục đường quốc lộ số 2 khoảng 1km; phía

Tây giáp xã Quang Tiến; phía Nam giáp xã Phú Cường, Phú Minh. Ngoài ra,

Cảng HKQT Nội Bài còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc qua đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đi qua địa bàn 5 tỉnh thành là:Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một phần của tuyến đường xuyên Á AH14); quốc lộ 18A từ Nội Bài đi các tỉnh Đông Bắc (đi qua 4 tỉnh thành là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh).

Cảng HKQT Nội Bài được thành lập theo Quyết định số 239/QĐ-TC, ngày 28/02/1977 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Từ khi được thành lập cho đến nay, Cảng HKQT Nội Bài luôn có vai trò quan trọng đối với an ninh, quốc phòng, kinh tế và đối ngoại của đất nước. Cơ sở vật chất của Cảng HKQT Nội Bài được kế thừa từ sân bay quân sự Đa Phúc (một căn cứ không quân quan trọng của nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ), xây dựng từ năm 1960. Trong chiến tranh, sân bay này bị không quân Mỹ đánh phá, thiệt hại nặng nề. Sau khi nâng cấp cơ sở vật chất

và hệ thống đường hạ, cất cánh, đường lăn, đường rẽ, sân đỗ, nhà gạ.. ngày 02/01/1978, sân bay quốc tế Nội Bài chính thức tiếp nhận chuyến bay quốc tế đầu tiên. Hiện tại, Cảng HKQT Nội Bài đã có một hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn cấp 4E (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), có thể tiếp nhận các máy bay thân lớn, hiện đại vào khai thác. Liền kề với Cảng HKQT Nội Bài là sân bay quân sự của lực lượng Không quân –Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cảng HKQT Nội Bài là một tổ hợpcông trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho máy bay đi và đến thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. Trong những năm qua, theo đà phát triển của đất nước, ngành hàng không đã từng bước hiện đại hoá

các phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá cũng như các công trình, thiết bị phục vụ dịch vụ vận chuyển hàng không. Cảng HKQT Nội Bài đã đón và tiếp nhận hầu hết các máy bay chở khách hiện đại như A320, A321, B747,

B767, B777...

Nhà ga hành khách quốc nội (Nhà ga T1) được đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 2001 phục vụ cả các chuyến bay trong nước và quốc tế. Đây là nhà ga đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế với thiết kế ban đầu gồm 04 khu vực: Sảnh A, Sảnh B, Sảnh C, Sảnh D với tổng diện tích mặt bằng 90.000 m2, công suất phục vụ 6 triệu hành khách/năm. Cuối năm 2013, sảnh E (phần mở rộng của Nhà ga T1) được đưa vào sử dụng, nâng tổng diện tích mặt bằng lên 115.000 m2 và công suất phục vụ là 09 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên tại thời điểm đó Cảng HKQT Nội Bài đã phục vụ 12.825.784 hành khách, vượt 42% so với tổng công suất thiết kế. Kể từ ngày 31/12/2014, Nhà ga hành khách T1 chỉ phục vụ các chuyến bay nội địa (toàn bộ các chuyến bay quốc tế được chuyển sang khai thác tại Nhà ga hành khách T2).

Nhà ga hành khách quốc tế (Nhà ga T2) được đưa vào khai thác chính thức từ ngày 25/12/2014. Nhà ga có tổng diện tích mặt bằng 139.216 m2, gồm 4 tầng (không kể tầng hầm): Tầng 1 dành cho hành khách đến quốc tế; Tầng 2

dành cho hành khách đi (nối chuyến) và đến quốc tế; Tầng 3 dành cho hành khách đi quốc tế; Tầng 4 là khu vực phòng chờ hạng thương gia và khu dịch vụ thương mại, khu vực văn phòng, các phòng VIP và khu vực thương mại dịch vụ.Nhà ga được thiết kế theo mô hình dạng cánh với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng; hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến, theo tiêu chuẩn quốc tế. Công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15

triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030), ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh, giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh.

Kể từ tháng 1/2015, Nhà khách VIP A được đưa vào khai thác để tiếp đón các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước cũng như các đoàn lãnh đạo cao cấp của các nước trên thế giới đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế. Ngoài ra, nhà khách cũng là nơi đáp ứng nhu cầu tiếp đón khách của các tổ chức xã hội, tập đoàn kinh doanh cao cấp quốc tế khi qua Cảng HKQT Nội Bàị Nhà khách VIP A có diện tích mặt bằng 3.100m2 với kiến trúc nhà vườn hình lá sen, phần mái của nhà khách được cách điệu như một cánh sen lớn. Nhà khách gồm các phòng: 01 phòng hội đàm khánh tiết: 427m2; 02 phòng khách cấp nguyên thủ: 142m2; 02 phòng khách cấp bộ trưởng: 66m2; 02 phòng khách cao cấp: 48m2; 01 phòng họp báo: 55m2. Nhà khách VIP A nằm biệt lập với các công trình xung quanh để đảm bảo tính riêng biệt và an ninh tuyệt đốị Sảnh tiếp đón, phòng khánh tiết và các phòng nguyên thủ được bố trí trang trọng ở khu vực trung tâm của nhà khách, các phòng VIP

khác, phòng cho đoàn tùy tùng và các phòng chức năng được bố trí xung quanh các phòng chính và tách biệt với khu vực trung tâm.

Bên cạnh đó, trong khu vực Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống sân đỗ máy bay bao gồm: Sân đỗ máy bay phía Bắc (sân đỗ nặng), có kết cấu kỹ thuật có thể tiếp nhận được các loại máy bay tầm xa và hạng nặng dùng cho không quân và vận tải quân sự, kể cả máy bay thương mại khi có yêu cầu; sân đỗ phía Nam dùng cho khai thác thương mại, thuộc hàng không dân dụng, bao gồm 47 vị trí cho các loại máy bay khác nhautại 02 khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2. Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam). Trong đó hệ thống đường lăn phía Bắc - đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự); Hệ thống đường lăn phía Nam - đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng). Hai bên mép đường lăn đều được lắp đèn chiếu sáng phục vụ hạ, cất cánh 24/24 giờ. Cảng HKQT Nội Bài được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, trong nước và quốc tế, hoạt động 24/24 giờ.

Xuất phát từ đặc điểm trên, Cảng HKQT Nội Bài được xác định là một mục tiêu đặc biệt quan trọng về an ninh quốc giạ Đây là mục tiêu bọn tội phạm có thể tiến hành các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật, khủng bố, phá rối an ninh, hoạt động tình báo, gián điệp (thu thập tình báo, chuyển

giao tài liệu tình báo, liên lạc...). Đồng thời, còn là “điểm” hoạt động của các đường dây tổ chức cho người nước ngoài, người Việt Nam xuất, nhập cảnh trái phép, vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, buôn lậụ..

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)