Khái quát tình hình xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 47 - 50)

- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia

2.2.1. Khái quát tình hình xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn 2010

2.2.1. Khái quát tình hình xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn 2010 - 2015 không quốc tế Nội Bài giai đoạn 2010 - 2015

Trong giai đoạn 2010 - 2015, thực hiện chủ trương đổi mới, quan hệ đối ngoại giữa nước ta với các nước khác được tăng cường và mở rộng. Sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự xã hội, điều kiện, khả năng kinh tế của đất nước, của các công ty và của từng gia đình đã nâng cao hơn một bước; thủ tục

xuất cảnh cũng đơn giản, mở rộng hơn, mọi công dân đều có thể được cấp hộ chiếu, không cần khai mục đích, nước đến, không cần phải có người mời, người bảo lãnh; chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách

và hợp tác quốc tế về lao động được tăng cường và mở rộng... là những yếu tố làm cho lưu lượng người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu nói chung, qua cửa khẩu Cảng HKQT Nội Bài nói riêng tăng nhanh. Thành phần nhập cảnh, xuất cảnh qua Nội Bài cũng rất đa dạng về thành phần xã hội, quốc tịch, nghề nghiệp, độ tuổị..

Về số lượng: Khảo sát từ năm 2010 đến nay cho thấy số lượng người (cả người Việt Nam và người nước ngoài) xuất cảnh, nhập cảnh qua Cảng HKQT Nội Bài liên tục tăng qua các năm: Năm 2010 là 2.438.867 lượt người; Năm 2011, 2.626.113 lượt người; năm 2012 là 3.155.457 lượt người; năm 2013 là 4.620.610 lượt người; năm 2014 là 5.226.576 lượt người; năm 2015 là 7.052.823 lượt ngườị Như vậy, từ năm 2010 đến 2015, số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh qua Cảng HKQT Nội Bài tăng 96%, trung bình 15% mỗi năm.

Về thành phần xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, độ tuổị.. của người nhập cảnh, xuất cảnh cũng rất phong phú: từ nguyên thủ quốc gia đến công dân bình thường; có người là thương nhân, công nhân,

nông dân, học sinh, sinh viên, thành viên các tổ chức tôn giáo…; họ gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, già có, trẻ có; trình độ học thức cũng khác nhau: có người là giáo sư, tiến sĩ, có người chỉ mới biết đọc, biết viết;... Do đó trình độ nhận thức của họ cũng khác nhaụ

Mục đích xuất nhập cảnh cũng rất đa dạng. Nếu như những năm trước đây, người Việt Nam chủ yếu xuất cảnh ra nước ngoài công tác, lao động, người nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam tham quan du lịch… thì những năm gần đây đã có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào

Việt Nam với mục đích tìm hiểu thị trường, hội chợ, ký kết hợp đồng kinh tế, du lịch, học tập, thăm thân, khám chữa bệnh… Xuất cảnh với mục đích lao động cũng tăng mạnh trong những năm quạ Nếu như trước đây, người lao động Việt Nam chủ yếu sang các nước Đông Nam Á thì những năm gần đây địa bàn xuất khẩu lao động được mở rộng sang các nước Đông Bắc Á, châu Phi, châu Âụ Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2015 Việt Nam có trên 500.000 người đang lao động tại gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Xuất cảnh với mục đích du lịch cũng tăng mạnh, các điểm đến du lịch chủ yếu là Singapore, Malayxia, Thái Lan, Trung Quốc.... Hình

thức xuất cảnh với mục đích du học, khám chữa bệnh..., cũng tăng đáng kể do nhu cầu và điều kiện kinh tế cho phép.

Về nhập cảnh, ngoài số người Việt Nam xuất cảnh có thời hạn về nước, số lượng người nước ngoài, công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài về nước đầu tư, kinh doanh, thăm thân nhân... cũng tăng đáng kể. Trong các loại hình nhập cảnh về nước của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đáng chú ý là người hồi hương từ các trại tạm cư ở nước ngoàị Số người hồi hương chủ yếu từ các nước châu Âu, Hồng Kông... Số người Việt Nam hồi hương do không được phía nước ngoài cho cư trú cũng là vấn đề đáng quan tâm trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bàị Theo số liệu của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 600.000 người Việt Nam sống, làm việc tại các nước thuộc Liên Xô (trước đây) và Đông Âu, trong đó khoảng 30% là cư trú bất hợp pháp. Từ năm 1995, Chính phủ ta đã lần lượt ký thỏa thuận với hơn chục nước về nhận trở lại công dân không được các nước cho cư trú. Ngoài ra, số người Việt Nam ở nước ngoài vi phạm pháp luật nước sở tại bị trục xuất về Việt Nam ngày càng tăng.

Lưu lượng người xuất cảnh, nhập cảnh qua Cảng HKQT Nội Bài là một minh chứng về sự đúng đắn của chủ trương mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phần lớn người xuất cảnh, nhập cảnh qua Cảng HKQT Nội Bài tuân thủ pháp luật, có đóng góp cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh qua Cảng HKQT Nội Bài cũng nổi lên một số vấn đề, vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho công tác quản lý nhà nước về an ninh nói chung, với người xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)