Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 33 - 35)

- Tính quốc tế: Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào trên thế giới cũng phải quản lý xuất nhập cảnh Việc quản lý xuất nhập cảnh ở các quốc gia

1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế

nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế

Nhà nước quản lý tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội bằng pháp luật, trong đó có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo duy trì hoạt động xuất nhập cảnh theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với hoạt động vi phạm pháp luật tại cửa khẩu hoặc lợi dụng quá trình xuất cảnh, nhập cảnh để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và người nước ngoài trong hoạt động xuất, nhập cảnh góp phần phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế của đất nước.

Có thể chỉ ra sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế thể hiện ở các nội dung sau:

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do đi lại của công dân; giúp cho việc giải quyết ngắn gọn, chính xác, khoa học, nhanh chóng các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh công dân tại cửa khẩu cản hàng không quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân.

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế góp phần bảo đảm giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hộị Thông qua công tác quản lý nhà nước, cơ quan Nhà

nước xem xét không cho xuất cảnh những trường hợp thuộc diện không được xuất cảnh hoặc chưa được xuất cảnh vì lý do an ninh hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đang bị khởi tố hoặc đang thi hành án... theo quy định của pháp luật).

- Quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất cảnh, nhập cảnhtại cảng hàng không quốc tếgóp phần thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực. Để mở rộng giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mỗi quốc gia phải chú ý tới việc nâng

cao hiệu lực, hiệu quả của công tácquản lý nhà nướcvề xuất cảnh, nhập cảnh.

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế góp phần thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, cưtrú tại Việt Nam ngày càng đa dạng về thành phần (nhiều quốc tịch) và mục đích (công tác, học tập, hợp tác, đầu tư, thương mại, du lịch, thăm thân, chữa bệnh...). Hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho công dân các nước ra vào Việt Nam hợp tác, làm ăn về kinh tế.

- Đặc điểm của các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam đều ở gần

trung tâm các thành phố lớn, có nhiều hạng mục công trình quan trọng (nhà ga, sân đỗ máy baỵ..); là những đầu mối giao lưu quan trọng giữa nước ta với các nước trên thế giới; trên địa bàn cảng hàng không quốc tế có nhiều cơ quan, đơn vị chức năng hoạt động (hàng không, công an, hải quan, doanh nghiệp hàng không...). Do đó, cần phải quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại các cảng hàng không quốc tế.

1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại càng hàng không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)