7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội và hoạt động hành
động hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vịtrí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sơng Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đơng giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hồ, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nơng, Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
2.1.2. Dân cư
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh theo cuộc điều tra dân số năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu sốnhư Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Bn Đơn, Lắk, Krơng Bơng, M’Drắk, Ea H’leo v.v…
2.1.3. Văn hóa
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thểq giá, trong đó “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú vềvăn hóa của Đắk Lắk.
2.1.4. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang dịch chuyển từ nông – lâm nghiệp – công nghiệp – xây dựng – dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp, trong đó thời kỳ 2016 – 2020 dự kiến mức tăng GDP bình quân năm đạt 12,5 - 13%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,4 - 4,5%, dịch vụtăng 13 - 14%.
Chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2016 khoảng 44.005 tỷđồng. Tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt mức 7%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành là 36,3 triệu đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 19.790 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh 53.000 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 680 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 10 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 4.200 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5-3% so với năm 2015 (trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4% hộ nghèo.
Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, tiêu, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên đầu tư hồn thiện mạng lưới giao thơng và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thơng. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên.
2.1.5. Hành chính
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
Bảng 2.1 Thống kê danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk
STT Tên Diện tích (Km2) Dân số (ngƣời) Năm thành lập 1 Thành phố Buôn Ma Thuột 377,18 339.879 05/6/1930 2 Thị xã Buôn Hồ 282,52 99.949 23/12/2008 3 Huyện Ea Súp 1.765,63 62.497 30/8/1977
4 Huyện Krông Năng 614,79 121.410 09/11/1987
5 Huyện Krông Búk 357,82 59.892 1976
7 Huyện Cư M’Gar 824,43 168.084 23/01/1984
8 Huyện Ea Kar 1.037,47 146.810 13/9/1986
9 Huyện M’Đrắk 1.336,28 69.014 30/8/1977
10 Huyện Krông Pắc 625,81 203.113 1976
11 Huyện Krông Bông 1257,49 90.126 19/9/1981
12 Huyện Krông Ana 356,09 84.043 19/9/1981
13 Huyện Lắk 1256,04 62.572 1976
14 Huyện Cư Kuin 288,30 101.854 27/8/2007
15 Huyện Ea H’Leo 1.335,12 125.123 3/4/1980
(Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, www.daklak.gov.vn)
2.2. Thực trạngcơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk
2.2.1. Thực trạng về kết nối mạng Internet, mạng Lan
Theo báo cáo kết quả khảo sát xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk thực hiện vào tháng 12 năm 2016 thì tính đến cuối năm 2016, hệ thống mạng LAN và internet trong UBND huyện, thị xã, thành phố của tỉnh hiện đã được đầu tư tương đối đầy đủ với 100% (15/15) cơ quan, đơn vị cấp huyện đều đã kết nối mạng LAN và Internet đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan.
2.2.2. Thực trạng về hạ tầng máy tính và Cổng thơng tin điện tử
100% UBND các huyện, thị xã, thành phố đã trang bị máy tính. Trong đó tỉ lệ cơng chức có máy tính sử dụng trong công việc ở các cấp cơ quan cấp huyện đạt tỉ lệ trung bình 94% (1864/1988). Tổng số máy chủ tại UBND các huyện, thị xã, thành phố là 41 máy.
Hạ tầng máy tính tại các cơ quan cấp huyện đã được đầu tư tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm.
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp hiện trạng sốlượng thiết bị và kết nối mạng UBND các huyện tại Đắk Lắk
STT Huyện, thị xã, thành phố Máy chủ công chức Tổng số cấp huyện Tổng số công chức đƣợc trang bị máy tính Thời điểm khảo sát 1 TP.Bn Ma Thuột 7 231 211 12/2016 2 Thị xã Buôn Hồ 4 139 130 12/2016
2 Huyện Cư M’gar 2 141 141 12/2016
3 Huyện Krông Năng 2 118 115 12/2016
4 Huyện Krông Búk 1 170 170 12/2016
6 Huyện Krông Pắc 5 119 117 12/2016
7 Huyện Cư Kuin 2 124 124 12/2016
8 Huyện Ea Súp 1 125 103 12/2016
9 Huyện Ea H’leo 1 106 102 12/2016
10 Huyện Ea Kar 1 128 102 12/2016
11 Huyện M’Drắk 2 95 95 12/2016
12 Huyện Lắk 1 149 124 12/2016
13 Huyện Krông Bông 2 104 104 12/2016
14 Huyện Buôn Đôn 2 104 104 12/2016
15 Huyện Krông Ana 8 137 122 12/2016
Tổng cộng 41 1988 1864
100% (15/15) huyện, thị xã, thành phố có Trang thơng tin điện tử của UBND huyện. Trong đó, theo đánh giá của Sở Thơng tin và Truyền thơng thì tất cả các trang thông tin đều cơ bản đáp ứng các yêu cầu về cung cấp thông tin giới thiệu về UBND huyện, thị xã thành phố, tin tức sự kiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã cùng chức năng xem đầy đủ nội dung thủ tục hành chính cũng như tải các biểu mẫu đính kèm.
2.2.3. Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung
Hệ thống một cửa điện tử: Năm 2011, tỉnh Đắk Lắk đầu tư hệ thống Một cửa điện tử tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Ứng dụng này có tên là E1Gate do Cơng ty FPT Software cung cấp, hệ thống này được đầu tư tồn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phần mềm từ nguồn ngân sách của tỉnh và phân cấp quyền quản lý máy móc, quyền quản trị cho từng UBND huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống một cửa điện tử Tỉnh Đắk Lắk được triển khai để kết nối, đồng bộ các TTHC trên tồn tỉnh đảm bảo tính liên thông giữa các cơ quan, đơn vị tại Tỉnh Đắk Lắk. Tính đến tháng 5/2016, tại Đắk Lắk có 14/15 huyện, thịxã đang sử dụng hệ thống Một cửa điện tử trong cung cấp các dịch vụ công.
Tổng số hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống một cửa điện tử trên toàn tỉnh năm 2016 là 79.823 hồ sơ và tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn tại bộ phận một cửa trên toàn địa phương là 52.737. Tuy nhiên, số lĩnh vực và số lượng TTHC của từng lĩnh vực được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện vẫn cịn ít và khơng thống nhất giữa các địa phương; việc bố trí cơng chức phụ trách bộ phận một cửa, quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính cịn nhiều bất cập.
Song song với đó, hiện nay tỉnh Đắk Lắk đang triển khai thí điểm hệ thống dịch vụ cơng trực tuyến tích hợp Một cửa điện tử liên thông tại thành phố Buôn Ma Thuột. Điểm khác biệt lớn nhất của hệ thống này là sự cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách trực tuyến trên một kênh duy nhất, khác với hoạt động cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến mang tính phân tán theo mơ hình một cửa hiện đại của các huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống mới này được thực hiện theo phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin của tập đồn Bưu chính viễn thơng (VNPT) nên tỉnh khơng đầu tư máy móc thiết bị, đồng thời quyền quản trị hệ thống được tập trung thống nhất giao cho Sở Thông tin và Truyền thông. Theo kế hoạch đến năm 2020, sau khi hệ thống được triển khai tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố thì dữ liệu về thủ tục hành chính và tình trạng giải quyết thủ tục hành chính sẽ liên thơng và thống nhất do Sở Thông tin và Truyền thơng quản lý. Các đơn vị khơng có quyền quản trị, thay đổi nội dung dữ liệu, số liệu về tình trạng giải quyết thủ tục hành chính mà chỉ được cấp quyền sử dụng phần mềm.
Hệ thống thư điện tử của tỉnh với tên miền http://mail.daklak.gov.vn, đã được triển khai từ tỉnh đến huyện và xã. Đến cuối năm 2016, gần 5000 địa chỉ thư điện tử đã được cung cấp cho các tổ chức, cán bộ, công chức cấp huyện trên 15 huyện, thị xã thành phố. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụthường xuyên đạt mức 58%.
Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (gọi tắt là Idesk) được UBND tỉnh triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh với tên miền: https://cas.daklak.gov.vn do Công ty cổ phần tin học Giải pháp mở cung cấp. Hiện phần mềm này đã được triển khai tại 15 UBND huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống có khả năng kết nối, đồng bộ xử lý giữa UBND tỉnh, thành phố với các cơ quan trên toàn địa phương; Quản lý văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan; Quản lý văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài.
Phần mềm Quản lý tài sản: 15/15 UBND cấp huyện đã triển khai phần mềm, chức năng chính của phần mềm là quản lý tài sản công.
Phần mềm quản lý kế tốn tài chính: Có 100% cơ quan trên địa bàn tỉnh triển khai ứng dụng phần mềm này (15 UBND cấp huyện triển khai).
Phần mềm quản lý nhân sự: Có 2/15 UBND cấp huyện triển khai.
Hệ thống hội nghị truyền hình: Tổng sốđiểm kết nối là 16 điểm (Giữa UBND tỉnh và các UBND huyện, thị xã, thành phố). Tổng số cuộc họp qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, UBND các huyện được thực hiện trong năm 2015 là 24 cuộc họp. Số cuộc họp qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với các địa phương/cơ quan khác trong năm 2015 là 100 cuộc họp.
Các đơn vị cấp huyện được trang bị hệ thống các phần mềm ứng dụng theo danh mục dưới.
Bảng 2.3 Danh mục phần mềm ứng dụng cho 1 đơn vị huyện
STT T n phần mềm Địa điểm triển hai
1 Hệ thống thư điện tử tỉnh Đắk
Lắk Tồn bộ cán bộ, cơng chức
2 Trang thông tin điện tử Bộ phận CNTT - VP UBND
Các phòng ban của UBND cấp huyện
3 Phần mềm một cửa điện tử
Bộ phận 1 cửa - VP UBND
Các phòng ban tham gia thụ lý hồ sơ tiếp nhận bằng phần mềm 1 cửa
4 Thông tin Kiosk và tra cứu hồsơ
bằng mã vạch Bộ phận 1 cửa - VP UBND 5 Đồng bộ dữ liệu về Sở Thông tin
và Truyền thông Bộ phận CNTT - VP UBND
6 Phần mềm Cấp giấy chứng nhận
7 Phần mềm Cấp phép xây dựng Phòng Kinh tế và Hạ tầng 8 Phần mềm Cấp giấy CN nhà và đất Phòng TNMT, VPĐKQSDĐ 9 Phần mềm Quản lý biến động nhà đất (chuyển quyền, cập nhật thay đổi nội dung giấy CN) 10 Phần mềm Lập và quản lý hồ sơ địa chính 11 Phần mềm Quản lý giao dịch đảm bảo, hồ sơ ngăn chặn
(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk – năm 2016)
2.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk
Lắk
2.3.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo và lập kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ ln quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trong đó có cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ và tỉnh Đắk Lắk ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Ở cấp Trung ương, hệ thống các văn bản quy phạm, văn bản hành chính đã được ban hành tạo khung pháp lý như: Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Quyết định số 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -2020.
Ở cấp độ địa phương, tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản, đề ra lộ trình hành động cũng như quy định chi tiết các nội dung trong
quá trình phát triển công nghệ thông tin như: Nghị quyết số 181/2015/NQ- HĐND ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số 1881/QĐ- UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020.
Đặc biệt, vào cuối năm 2016, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3269/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai dịch vụ cơng trực tuyến tích hợp Một Cửa liên thơng tỉnh Đắk Lắk. Quy mô của kế hoạch này bao gồm tất cả các dịch vụ công cấp tỉnh, huyện, xã; đồng nghĩa với việc 19