Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 55 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực

2.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk

2.3.3.Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực

thành phố Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột là trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, có điều kiện thuận lợi về hạ tầng công nghệ thông tin, chất lượng đội ngũ cơng chức cũng như thói quen giao dịch điện tử của người dân nên việc đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và nhân rộng ra các đơn vị khác có khả năng thành cơng cao.

Kết thúc năm 2016, tất cả 192 thủ tục hành chính cấp huyện hiện hành đều được thiết lập quy trình và cung cấp trực tuyến ở mức độ 2 tại thành phố Buôn Ma Thuột. Việc thực hiện cung cấp trực tuyến tất cả 192 thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính đồng bộ tại địa phương, tránh tình trạng có người dân có nhu cầu nhưng khơng thể tiếp cận được dịch vụ.

Theo kế hoạch đã đề ra, cuối quý II năm 2017 tỉnh Đắk Lắk sẽ sơ kết kết quả thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, lựa chọn các dịch vụ có thành phần hồsơ đơn giản và sốlượng người dân có nhu cầu sử dụng cao làm thành nhóm dịch vụ ưu tiên để tiến hành cung cấp ở mức độ 3 theo phương châm đảm bảo về chất lượng và tránh chạy đua về số lượng thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến. Kết thúc năm 2017, mơ hình cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến và các kinh nghiệm trong quá trình triển khai sẽ được tổng kết để nhân rộng ra 14 huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh.

2.3.3. Chun b các điều kin cn thiết để cung cp dch v công trc tuyến trc tuyến

Việc thực hiện phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, mà cụ thể là Tập đồn Bưu chính viễn thơng (VNPT) đã đảm bảo vấn đề về chất lượng đội ngũ lập trình viên, quản trị hệ thống và các vấn đề liên quan đến vận hành, bảo dưỡng đã được đảm bảo nhờvào đội ngũ chun gia cơng nghệ thơng tin của tập đồn VNPT.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, nguồn nhân lực cơng nghệ thống tin trong các cơ quan nhà nước cấp huyện hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu so với quy hoạch đề ra, vẫn cịn tình trạng cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin ở một số UBND huyện không đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Theo số liệu của Báo cáo Kết quả khảo sát xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk năm 2016, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp huyện biết sử dụng máy tính thành thạo đạt mức 81% (tương đương với mức trung bình của cả nước), số công chức chuyên trách về công nghệ thông tin tại các huyện, thị xã, thành phố là 15 công chức, trung bình mỗi đơn vị cấp huyện có 1 cơng chức.

Về việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ về công nghệ thông tin: Tổng chi ngân sách cho đào tạo năm 2015 là 700.000.000 đồng và tổng số lớp được tổ chức là 20 lớp. Trong đó số cơng chức được đào tạo của UBND cấp huyện là 300 người. Nội dung đào tạo bao gồm nhiều lĩnh vực như: An tồn thơng tin, Sử dụng internet, thư điện tử và Virus máy tính; Mạng máy tính và thư điện tử tỉnh Đắk Lắk; Chuyển đổi sử dụng phần mềm mã nguồn mở; Xử lý sự cốmáy tính, Pentest Website và Webserver ... đảm bảo cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với công chức phụ trách công nghệ thông tin.

2.3.3.2. Cơ s h tng công ngh thông tin

Phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin giúp tỉnh Đắk Lắk tận dụng được lợi thế về hệ thống máy chủ chất lượng cao của tập đồn VNPT và tiết kiệm được chi phí để đầu tư hệ thống máy chủ. Cùng với đó, với hiện trạng trang bị máy tính cho cơng chức cấp huyện đã tương đối đảm bảo cho công chức xử lý các hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến. Trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk chỉ cần trang bị mới các máy tính đã q lỗi thời mà khơng cần phải đầu tư quá lớn cho nội dung này.

Bảng 2 4. Bảng thống kê thực trạng đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk năm 2015

Ch tiêu ICT Index

2014

ICT Index 2015

Tỷ lệ hộgia đình có máy tính: 12,3% 19,5%

Tổng số thuê bao Internet: 43.700 53.200

Tỷ lệ máy tính/ cán bộ, cơng chức 100% 82% Tỷ lệ máy tính cơ quan nhà nước có kết

nối internet 100% 100%

Tỷ lệ cơ quan nhà nước kết nối CPNet 0% 0%

(Ngun: Báo cáo ICT Index năm 2014 và 2015)

H thống trang thông tin điện t ca cp huyn

Theo thống kê đến của Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Đắk Lắk đến hết tháng 12/2016, 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có Trang thơng tin điện tử của huyện, khoảng 70% các thông tin chỉ đạo, điều hành được đưa lên mạng. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đã chuyển từ mức tin học hóa hoạt động hành chính là chủ yếu sang

việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ ngày càng cao. Trong đó, đứng đầu về cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử năm 2016 là UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tiếp theo là UBND huyện Ea Kar. Cổng thông tin điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố đã cung cấp thông tin của tỉnh và huyện, cập nhật thường xuyên, đầy đủ hệ thống văn bản của UBND huyện , công khai bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã trong các lĩnh vực : Tư pháp; Thi hành án; Tài nguyên và Môi trường; Thương mại; Y tế… Hệ thống “Một cửa điện tử” được triển khai tại 15/15 huyện và tích hợp, kết nối với các Trang thơng tin điện tử đã tạo điều kiện cung cấp 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện ở mức độ 2 cho các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, nhiều trang chưa đáp ứng đầy đủ các thông tin chủ yếu theo quy định; số lượng, chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ cơng trực tuyến cịn thấp; cơng tác duy trì, vận hành và khắc phục sự cố có lúc chưa kịp thời, thường xuyên; việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp khai thác các thủ tục hành chính, các dịch vụ cơng trên trang thơng tin điện tử vẫn còn hạn chế.

H thng mt cửa điện t và H thng dch v công trc tuyến mi

Hệ thống một cửa điện tử tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính hiện nay đã được xây dựng và vận hành tại 15/15 huyện, thị xã, thành phốtrên địa bàn tỉnh từ năm 2011. Người dân có thể tiếp cận các dịch vụ công của từng huyện, thị xã, thành phố, thông qua Trang thông tin điện tử của các đơn vị này.

Tuy nhiên hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến riêng rẽ trên trang thông tin điện tử của từng đơn vịđã dần lộ những bất cập, trong đó lớn

nhất về việc thiếu liên thông, kết nối và không thống nhất trong quy trình giữa các huyện. Nhận ra được điều đó tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến mới theo hướng thống nhất, giao một đầu mối quản lý là Sở Thông tin và Truyền thơng và hiện tại đang hoạt động thí điểm tại UBND thành phố Buôn Ma Thuột, hiện nay đã cung cấp 192 thủ tục hành chính mức độ 2, 8 thủ tục hành chính mức độ 3 của 13 lĩnh vực. Theo lộ trình đến cuối năm 2017, toàn bộ 15/15 đơn vị cấp huyện của tỉnh sẽ tích hợp, kết nối hệ thống một cửa điện tử mới vào Trang thông tin điện tử của từng đơn vị, đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 và một số dịch vụưu tiênđạt mức độ 3, 4.

2.3.3.3. Chun hóa b th tc hành chính cp huyn

Hoạt động chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện nói riêng là tiền đề quan trọng để tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Đắk Lắk rất chú trọng công tác kiểm sốt thủ tục hành chính. Kể từ năm 2013, việc chuyển đổi Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính trước đây thuộc Văn phịng UBND tỉnh về thuộc Sở Tư pháp với đội ngũ nhân sự mới có trình độ cao về luật pháp đã tạo động lực rất mạnh cho cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung và các thủ tục hành chính cấp huyện nói riêng. Tính đến thời điểm kết thúc năm 2016, bộ thủ tục hành chính cấp huyện đã tương đối được chuẩn hóa và áp dụng đồng bộ tại tất cả 15 đơn vị cấp huyện với 192 thủ tục hành chính thuộc 13 lĩnh vực.

Các thủ tục hành chính khi được xử lý thơng qua phần mềm ln địi hỏi tính chính xác, cụ thể và phân rõ trách nhiệm, chính vì thế quá trình

chuyển tải các thủ tục hành chính vào hệ thống phần mềm điện tử đặt ra yêu cầu bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cơng chức có liên quan tiến hành rà sốt và đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời cũng phân định rõ trách nhiệm và thời gian xử lý của từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 55 - 60)