7. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Nâng cao trình độ tinh ọc, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công
công chức trong cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến
Những kết quả đạt được về ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian gần đây đã tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức, phương pháp làm việc của cán bộ, công chức trong tỉnh; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cơ quan Nhà nước; hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, với điều kiện là một tỉnh miền núi, còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chậm phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp, hướng tới Chính phủ điện tử của tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, bất cập. Đó là:
Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công chức các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT chưa đầy đủ, đặc biệt là đội ngũ lãnh
đạo cấp trung gian như Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp huyện, Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách thủ tục hành chính; công tác đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước chưa cao; mức độ đầu tư cho xây dựng hạ tầng CNTT còn thấp; CNTT chưa thực sự trở thành động lực để cải cách thủ tục hành chính, cải tiến phương pháp làm việc...
Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được về chất lượng yêu cầu xây dựng một Chính phủ điện tử. Các cơ quan, đơn vị tuy đã có cán bộ chuyên trách về CNTT nhưng đa phần phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, ít được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ; hiệu quả sử dụng các hệ thống quản lý và điều hành qua mạng còn nhiều bất cập; hoạt động của trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế.
Với quan điểm chỉđạo: phát triển và ứng dụng CNTT phải phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trong những năm tới, để khắc phục những hạn chế trên cần thực hiện các giải pháp sau:
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian vềứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Tuy ở cấp Trung ương và cấp địa phương đã có những chủ trương, chính sách quyết liệt về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhưng đối với cấp huyện và các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện thì các chủ trương, chính sách đúng đắn đó vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Đội ngũ lãnh đạo UBND cấp huyện và lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện là lực lượng trực tiếp giải quyết, ra quyết định trong quá trình thực hiện các dịch vụ công cấp
huyện, chính vì vậy việc hạn chế về nhận thức trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện củađội ngũ này gây trở lực trực tiếp đến hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Như vậy, cần thường xuyên thông tin tuyên truyền, mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ này từ đó nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Kết hợp với đó là sự quán triệt, thống nhất trong quá trình triển khai các kế hoạch của tỉnh về cải cách hành chính nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng về các huyện, thị xã, thành phố. Việc bồi dưỡng, tuyên truyền không chỉ gói gọn trong việc nâng cao trình độ và nhận thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cần gắn liền trong với các nội dung khác của công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính, giúp đội ngũ quản lý cấp trung gian nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác rà soát, chuẩn hóa các bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk cũng cần xây dựng quy định về cơ chế báo cáo, cập nhật tự động về các giao dịch của từng đơn vị trên hệ thống mạng internet về một đầu mối để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát định kỳvà không định kỳ, từ đó dần cải thiện được nỗ lực cung cấp dịch vụ ngày càng chất lượng của các đơn vị.
3.2.1.2 Nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân
Tăng cường kỷ luật, kỷcương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Gắn việc thực hiệc tăng cường kỷ luật, kỷcương trong lề lối làm việc với việc thực hiện Luật Cán bộ, công chức, đặc biệt là các quy định về nghĩa vụ, những điều cán bộ, công chức không được
làm; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp huyện.
Nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong việc tiếp xúc, giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, công dân; tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn cho các tổ chức và công dân. Củng cố vai trò, uy tín của đội ngũ công chức ngăn chặn hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của công chức trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Tạo phong trào thi đua trong cơ quan, phát hiện và nhân rộng những gương “người tốt, việc tốt” trong cán bộ, công chức; phát hiện, phê phán và kiên quyết xử lý những hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức.
3.2.1.3. Liên tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước, tập trung vào đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao và đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT, đào tạo phải đi đôi với sử dụng trong thực tế, tránh tình trạng có đơn vị thiếu cán bộ CNTT nhưng cũng có đơn vị có kỹ sư CNTT nhưng lại bố trí công việc khác.
Chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân lực CNTT có chất lượng, đặc biệt là đào tạo cán bộ quản lý, lãnh đạo CNTT. Chủ động liên kết với các trường để đào tạo cho đội ngũ cán bộ phụ trách, chuyên trách CNTT ở cấp huyện có trình độ kỹ thuật viên, trung cấp hoặc tương đương trở lên;
Thực hiện hình thức đào tạo tin học tại chỗ thông qua việc phát huy năng lực cán bộ CNTT hiện có của mỗi đơn vị, từ đó làm hạt nhân đào tạo nâng cao trình độ máy tính và mạng máy tính, khai thác cơ sở dữ liệu trên mạng và các ứng dụng tiện ích khác.
Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, các lớp tập huấn sử dụng phần mềm tiện ích phục vụ công việc.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn về công nghệ thông tin, hướng dẫn về cách thức sử dụng các phần mềm được được áp dụng tại cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Đa dạng hóa các loại hình tài liệu như video hướng dẫn, sách hướng dẫn, hướng dẫn trực tuyến…
Tranh thủ các dự án về CNTT của tỉnh cử công chức các cơ quan, đơn vị tham gia các lớp đào tạo kiến thức về mạng máy tính, về an ninh thông tin, an toàn mạng, sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan chuyên ngành, các chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, học tập, từng bước chủ động, làm chủ công nghệ, phần mềm được triển khai.
Hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước:
Đẩy mạnh phát triển nguồn lực CNTT đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công và tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến