Kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk

Th nht, kiên trì thực hiện kế hoạch 3269/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 đã được xây dựng. Do đặc tính của ứng dụng công nghệ thông tin cần đầu tư đồng bộ và vận hành thường xuyên nên tỉnh cần tập trung đáp ứng nhu cầu tài chính đã được tính tốn trong kế hoạch để Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử được hồn thành đúng lộ trình đặt ra. Có như thế mới phát huy được tối đa hiệu quả của hệ thống, đồng thời khắc phục được sựlãng phí đã từng gặp phải trong việc triển khai Hệ thống một cửa điện tửvào năm 2011.

Th hai, q trình triển khai thí điểm hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Buôn Ma Thuột cần có hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm trong năm 2017 để có thể nhân rộng mơ hình này trên tồn tỉnh. Báo cáo sơ kết mơ hình thí điểm cũng cần chỉ ra được những dịch vụ công ưu tiên, có nhu cầu sử dụng cao và khả thi trong quy trình xử lý thủ tục hành chính để nâng cấp lên đạt mức độ 3, 4. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nên tập trung vào nhóm dịch vụ cơng ưu tiên này, các dịch vụ cịn lại có thể chưa cần nâng cấp hoặc không cần nâng cấp lên mức độ 3, 4 tùy vào các điều kiện trong tương lai sau năm 2020.

Th ba, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị cũng cần xác định rõ vai trị chủ trì, phối hợp thực hiện thì mới có thể thực hiện hiệu quả, thành cơng. Trong việc thực hiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa liên thơng phải xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị trực tiếp thực hiện các mơ hình này trong từng giai đoạn triển khai. Cùng với đó cần xây dựng cơ chế kiểm tra

định kỳvà đột xuất việc thực hiện cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến và có quy định rõ ràng, cụ thể để xử lý các công chức, cơ quan, đơn vị khơng thực hiện hoặc thực hiện đối phó hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Th tư, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thu hút sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, báo, đài trong các hoạt động tuyên truyền này, kết hợp với các hình thức quảng bá, giới thiệu qua các kênh thông tin mới như mạng xã hội, internet hay video clip hoạt hình. Việc tuyên truyền mơ hình dịch vụ cơng trực tuyến giúp người dân biết được thông tin, tham gia sử dụng và giám sát hoạt động của hệ thống, nhờ đó tăng cường hiệu quả triển khai mà cịn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy các địa phương nghiên cứu, học hỏi mơ hình hay, sáng tạo của nhau để áp dụng trên địa bàn.

Th năm, tiếp tục phát huy kênh phản hồi các ý kiến của người dân hiện có trên cổng thơng tin cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến. Trong tương lai phát triển thêm các kênh tiếp nhận thông tin của người dân, doanh nghiệp và coi đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng các nhu cầu của người dân.

Th sáu, liên tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Áp dụng đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó tập trung vào ba hình thức chính là bồi dưỡng tập trung, phát hành video hướng dẫn trực tuyến và cầm tay chỉ việc. Đảm bảo công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như công chức chuyên môn giải quyết các thủ tục hành chính trên hệ thống đều được tiếp xúc với cả ba hình thức bồi dưỡng, tập huấn này ít nhất mỗi hình thức một lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)