Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung

2.2. Thực trạng cơ sở hạt ầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk

2.2.3.Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung

Hệ thống một cửa điện tử: Năm 2011, tỉnh Đắk Lắk đầu tư hệ thống Một cửa điện tử tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Ứng dụng này có tên là E1Gate do Công ty FPT Software cung cấp, hệ thống này được đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phần mềm từ nguồn ngân sách của tỉnh và phân cấp quyền quản lý máy móc, quyền quản trị cho từng UBND huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống một cửa điện tử Tỉnh Đắk Lắk được triển khai để kết nối, đồng bộ các TTHC trên toàn tỉnh đảm bảo tính liên thơng giữa các cơ quan, đơn vị tại Tỉnh Đắk Lắk. Tính đến tháng 5/2016, tại Đắk Lắk có 14/15 huyện, thịxã đang sử dụng hệ thống Một cửa điện tử trong cung cấp các dịch vụ công.

Tổng số hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống một cửa điện tử trên toàn tỉnh năm 2016 là 79.823 hồ sơ và tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn tại bộ phận một cửa trên toàn địa phương là 52.737. Tuy nhiên, số lĩnh vực và số lượng TTHC của từng lĩnh vực được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện vẫn cịn ít và khơng thống nhất giữa các địa phương; việc bố trí cơng chức phụ trách bộ phận một cửa, quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính cịn nhiều bất cập.

Song song với đó, hiện nay tỉnh Đắk Lắk đang triển khai thí điểm hệ thống dịch vụ cơng trực tuyến tích hợp Một cửa điện tử liên thơng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Điểm khác biệt lớn nhất của hệ thống này là sự cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách trực tuyến trên một kênh duy nhất, khác với hoạt động cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến mang tính phân tán theo mơ hình một cửa hiện đại của các huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống mới này được thực hiện theo phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin của tập đồn Bưu chính viễn thơng (VNPT) nên tỉnh khơng đầu tư máy móc thiết bị, đồng thời quyền quản trị hệ thống được tập trung thống nhất giao cho Sở Thông tin và Truyền thông. Theo kế hoạch đến năm 2020, sau khi hệ thống được triển khai tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố thì dữ liệu về thủ tục hành chính và tình trạng giải quyết thủ tục hành chính sẽ liên thông và thống nhất do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý. Các đơn vị khơng có quyền quản trị, thay đổi nội dung dữ liệu, số liệu về tình trạng giải quyết thủ tục hành chính mà chỉ được cấp quyền sử dụng phần mềm.

Hệ thống thư điện tử của tỉnh với tên miền http://mail.daklak.gov.vn, đã được triển khai từ tỉnh đến huyện và xã. Đến cuối năm 2016, gần 5000 địa chỉ thư điện tử đã được cung cấp cho các tổ chức, cán bộ, công chức cấp huyện trên 15 huyện, thị xã thành phố. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụthường xuyên đạt mức 58%.

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (gọi tắt là Idesk) được UBND tỉnh triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh với tên miền: https://cas.daklak.gov.vn do Công ty cổ phần tin học Giải pháp mở cung cấp. Hiện phần mềm này đã được triển khai tại 15 UBND huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống có khả năng kết nối, đồng bộ xử lý giữa UBND tỉnh, thành phố với các cơ quan trên toàn địa phương; Quản lý văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan; Quản lý văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài.

Phần mềm Quản lý tài sản: 15/15 UBND cấp huyện đã triển khai phần mềm, chức năng chính của phần mềm là quản lý tài sản công.

Phần mềm quản lý kế tốn tài chính: Có 100% cơ quan trên địa bàn tỉnh triển khai ứng dụng phần mềm này (15 UBND cấp huyện triển khai).

Phần mềm quản lý nhân sự: Có 2/15 UBND cấp huyện triển khai.

Hệ thống hội nghị truyền hình: Tổng sốđiểm kết nối là 16 điểm (Giữa UBND tỉnh và các UBND huyện, thị xã, thành phố). Tổng số cuộc họp qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, UBND các huyện được thực hiện trong năm 2015 là 24 cuộc họp. Số cuộc họp qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với các địa phương/cơ quan khác trong năm 2015 là 100 cuộc họp.

Các đơn vị cấp huyện được trang bị hệ thống các phần mềm ứng dụng theo danh mục dưới.

Bng 2.3 Danh mục phần mềm ứng dụng cho 1 đơn vị huyện

STT T n phần mềm Địa điểm triển hai

1 Hệ thống thư điện tử tỉnh Đắk

Lắk Toàn bộ cán bộ, công chức

2 Trang thông tin điện tử Bộ phận CNTT - VP UBND

Các phòng ban của UBND cấp huyện

3 Phần mềm một cửa điện tử

Bộ phận 1 cửa - VP UBND

Các phòng ban tham gia thụ lý hồ sơ tiếp nhận bằng phần mềm 1 cửa

4 Thông tin Kiosk và tra cứu hồsơ

bằng mã vạch Bộ phận 1 cửa - VP UBND 5 Đồng bộ dữ liệu về Sở Thông tin

và Truyền thông Bộ phận CNTT - VP UBND

6 Phần mềm Cấp giấy chứng nhận

7 Phần mềm Cấp phép xây dựng Phòng Kinh tế và Hạ tầng 8 Phần mềm Cấp giấy CN nhà và đất Phòng TNMT, VPĐKQSDĐ 9 Phần mềm Quản lý biến động nhà đất (chuyển quyền, cập nhật thay đổi nội dung giấy CN) 10 Phần mềm Lập và quản lý hồ sơ địa chính 11 Phần mềm Quản lý giao dịch đảm bảo, hồ sơ ngăn chặn

(Ngun: S Thông tin và Truyn thông tnh Đắk Lk – năm 2016)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 53)