Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo chưa quyết liệt, vai trò trách nhiệm của một bộ phận công chức nhất là người đứng đầu chưa cao; Chưa có

quy hoạch định hướng phát triển ứng dụng CNTT; Cơ cấu tổ chức điều hành triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước còn bất cập.

Nguồn kinh phí đầu tư cho CNTT còn thấp, chưa có mục ngân sách dành riêng cho CNTT; nguồn lực CNTT trong cơ quan nhà nước còn thiếu và yếu.

Nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT của công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tham mưu của cơ quan quản lý nhà nước về CNTT chưa chủ động, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, chưa phù hợp với tình hình thực tế ở cấp huyện; chưa có giải pháp thu hút và đào tạo nguồn nhân lực CNTT...

Hệ thống TTHC trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức. Trên một số lĩnh vực, công dân, tổ chức vẫn còn tốn khá nhiều thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là còn nhiều chồng chéo, chưa liên thông giữa các ngành, các cấp nhưng chậm được khắc phục.

Một sốcơ quan, đơn vị chưa thực hiện triệt để, nghiêm túc các quy định của UBND tỉnh về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Mối quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành với nhau; với các huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh trong việc giải quyết thủ tục hành chính đôi khi chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng theo các quy định hiện hành gây chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, dẫn đến tình trạng trễ hẹn hồ sơ của công dân, tổ chức.

Hoạt động kiểm tra việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các đơn vị cơ sở chưa được thường xuyên. Hoạt động kiểm tra chủ yếu mang tính nhắc nhở, tuyên truyền để các đơn vị thực hiện nhưng chưa có chế tài

hoặc các biện pháp cụ thểđể xử lý các đơn vị chậm trễ, chây ỳ hoặc triển khai hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nhận thức của người dân các huyện vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn như: Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, M’Đrắk, Krông Bông có trình độ học vấn, các điều kiện hiểu biết, tiếp cận CNTT còn hạn chế hơn các địa bàn trung tâm thành phố, thị xã. Vì vậy, trong quá trình triển khai mô hình một cửa điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân chưa được phát huy, cách giao dịch truyền thống như trước đây được nhiều người lựa chọn, ngoài ra còn có suy nghĩ cho rằng dịch vụ công trực tuyến là sự phiền phức chứ không phải tiện ích, không mạnh dạn đánh giá mức độ hài lòng đối với bộ phận một cửa và đối với công chức, viên chức thực thi công vụ, thông qua phiếu khảo sát và thông qua trực tuyến khi thực hiện các giao dịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk đồng thời trình bày thực trang về hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay của UBND cấp huyện tại tỉnh. Trọng tâm của Chương 2 là hoạt động tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bám theo khung lý thuyết đã được trình bày ở Chương 1. Phần cuối Chương 2 trình bày những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nêu lên một số nguyên nhân của các hạn chế.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TẠI ĐẮK LẮK

3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đăk Lăk

- Nhân rộng mô hình dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử trên tất cảcác đơn vị cấp huyện.

- Hỗ trợ việc lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho UBND cấp huyện.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và trên diện rộng phục vụngười dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụngười dân và doanh nghiệp tốt hơn.

- Đảm bảo linh hoạt và khả năng đáp ứng đối với tiến bộ về khoa học kỹ thuật và nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

- Phát triển dịch vụ công trực tuyến lấy người dân làm trọng tâm, rút ngắn khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng dụng CNTT vào cung cấp dịch vụ công.

- Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển chính phủđiện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và huy động năng lực của mỗi người dân và doanh nghiệp vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụ của cơ quan nhà nước.

- Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch vụ công, tập trung phát triển cổng thông tin tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép

tương tác hai chiều, cho phép ngoài hình thức Internet, thông tin và dịch vụ công được truy cập thông qua các kênh như điện thoại, kios, các trung tâm dịch vụứng dụng công nghệ thiết bị không dây và thiết bị di động.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua chuyển đổi và hoàn thiện mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc tăng cường các thủ tục trực tuyến trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. Tạo ra môi trường cộng tác điện tử, kết nối chính phủ toàn diện tăng cường tính tích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công, xây dựng nền tảng đồng nhất về hạ tầng ứng dụng, chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk

3.2.1 Nâng cao trình độ tin học, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ,

công chức trong cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến

Những kết quả đạt được về ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian gần đây đã tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức, phương pháp làm việc của cán bộ, công chức trong tỉnh; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cơ quan Nhà nước; hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, với điều kiện là một tỉnh miền núi, còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chậm phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp, hướng tới Chính phủ điện tử của tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, bất cập. Đó là:

Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công chức các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT chưa đầy đủ, đặc biệt là đội ngũ lãnh

đạo cấp trung gian như Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp huyện, Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách thủ tục hành chính; công tác đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước chưa cao; mức độ đầu tư cho xây dựng hạ tầng CNTT còn thấp; CNTT chưa thực sự trở thành động lực để cải cách thủ tục hành chính, cải tiến phương pháp làm việc...

Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được về chất lượng yêu cầu xây dựng một Chính phủ điện tử. Các cơ quan, đơn vị tuy đã có cán bộ chuyên trách về CNTT nhưng đa phần phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, ít được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ; hiệu quả sử dụng các hệ thống quản lý và điều hành qua mạng còn nhiều bất cập; hoạt động của trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế.

Với quan điểm chỉđạo: phát triển và ứng dụng CNTT phải phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trong những năm tới, để khắc phục những hạn chế trên cần thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian vềứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Tuy ở cấp Trung ương và cấp địa phương đã có những chủ trương, chính sách quyết liệt về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhưng đối với cấp huyện và các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện thì các chủ trương, chính sách đúng đắn đó vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Đội ngũ lãnh đạo UBND cấp huyện và lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện là lực lượng trực tiếp giải quyết, ra quyết định trong quá trình thực hiện các dịch vụ công cấp

huyện, chính vì vậy việc hạn chế về nhận thức trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện củađội ngũ này gây trở lực trực tiếp đến hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Như vậy, cần thường xuyên thông tin tuyên truyền, mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ này từ đó nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Kết hợp với đó là sự quán triệt, thống nhất trong quá trình triển khai các kế hoạch của tỉnh về cải cách hành chính nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng về các huyện, thị xã, thành phố. Việc bồi dưỡng, tuyên truyền không chỉ gói gọn trong việc nâng cao trình độ và nhận thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cần gắn liền trong với các nội dung khác của công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính, giúp đội ngũ quản lý cấp trung gian nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác rà soát, chuẩn hóa các bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk cũng cần xây dựng quy định về cơ chế báo cáo, cập nhật tự động về các giao dịch của từng đơn vị trên hệ thống mạng internet về một đầu mối để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát định kỳvà không định kỳ, từ đó dần cải thiện được nỗ lực cung cấp dịch vụ ngày càng chất lượng của các đơn vị.

3.2.1.2 Nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân

Tăng cường kỷ luật, kỷcương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Gắn việc thực hiệc tăng cường kỷ luật, kỷcương trong lề lối làm việc với việc thực hiện Luật Cán bộ, công chức, đặc biệt là các quy định về nghĩa vụ, những điều cán bộ, công chức không được

làm; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp huyện.

Nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong việc tiếp xúc, giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, công dân; tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn cho các tổ chức và công dân. Củng cố vai trò, uy tín của đội ngũ công chức ngăn chặn hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của công chức trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

Tạo phong trào thi đua trong cơ quan, phát hiện và nhân rộng những gương “người tốt, việc tốt” trong cán bộ, công chức; phát hiện, phê phán và kiên quyết xử lý những hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức.

3.2.1.3. Liên tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước, tập trung vào đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao và đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT, đào tạo phải đi đôi với sử dụng trong thực tế, tránh tình trạng có đơn vị thiếu cán bộ CNTT nhưng cũng có đơn vị có kỹ sư CNTT nhưng lại bố trí công việc khác.

Chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân lực CNTT có chất lượng, đặc biệt là đào tạo cán bộ quản lý, lãnh đạo CNTT. Chủ động liên kết với các trường để đào tạo cho đội ngũ cán bộ phụ trách, chuyên trách CNTT ở cấp huyện có trình độ kỹ thuật viên, trung cấp hoặc tương đương trở lên;

Thực hiện hình thức đào tạo tin học tại chỗ thông qua việc phát huy năng lực cán bộ CNTT hiện có của mỗi đơn vị, từ đó làm hạt nhân đào tạo nâng cao trình độ máy tính và mạng máy tính, khai thác cơ sở dữ liệu trên mạng và các ứng dụng tiện ích khác.

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, các lớp tập huấn sử dụng phần mềm tiện ích phục vụ công việc.

Xây dựng các tài liệu hướng dẫn về công nghệ thông tin, hướng dẫn về cách thức sử dụng các phần mềm được được áp dụng tại cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Đa dạng hóa các loại hình tài liệu như video hướng dẫn, sách hướng dẫn, hướng dẫn trực tuyến…

Tranh thủ các dự án về CNTT của tỉnh cử công chức các cơ quan, đơn vị tham gia các lớp đào tạo kiến thức về mạng máy tính, về an ninh thông tin, an toàn mạng, sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan chuyên ngành, các chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, học tập, từng bước chủ động, làm chủ công nghệ, phần mềm được triển khai.

Hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước:

Đẩy mạnh phát triển nguồn lực CNTT đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công và tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến vụ công và tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến

3.2.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ

công trực tuyến

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Nâng cấp, trang bị mới hệ thống máy tính cá nhân hiện có cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện theo nguồn ngân sách địa phương.

- Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng LAN, kết nối Internet.

- Nâng cấp, bảo trì Hệ thống máy chủ chạy phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trực tuyến (Idesk) phục vụ cho việc lưu trữ dữ liệu văn bản điện tử của UBND cấp huyện.

- Trang bị máy quét văn bản (Scan) cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phục vụ cho công tác sốhóa văn bản.

- Xây dựng hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số tại các cơ quan nhà nước.

Nhim v c th:

Tranh thủ mọi nguồn lực từ các chương trình dự án CNTT của tỉnh, của các tổ chức để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin, đảm bảo nhu cầu phát triển các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

Phát huy nội lực của UBND cấp huyện cũng như ở các ngành, địa phương đểcùng đầu tư phát triển hạ tầng, trang thiết bịCNTT đáp ứng nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)