Khái niệm đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 27)

Thuật ngữ “đánh giá” có nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về đánh giá. Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), Đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị [23, tr148].

Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để định lượng tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có hiệu quả.

Đánh giá nói chung là hoạt động đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra lượng giá trong quá trình và kết thúc bằng đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu. Đối chiếu với khái niệm nhận xét ở trên, chúng ta thấy: Đánh giá là một khái niệm bao hàm một quá trình.

Đánh giá công chức là một hoạt động nhằm nhận định xác định giá trị thực trạng về: Năng lực (thực thi công vụ), mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm hình thành tại thời điểm đang xét so với các tiêu chí đánh giá. Đánh giá công chức là một nội dung quan trọng trong quản lý nhân sự HCNN. Đánh giá công chức bao gồm đánh giá con người (chính bản thân công chức) và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của họ.

Hay đánh giá công chức là quá trình thu nhận và xử lý thông tin của cấp có thẩm quyền để đưa ra những nhận định về năng lực, hiệu quả công tác của công chức, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, công chức, viên chức nhằm hướng tới việc ra quyết định về quản lý và sự dụng công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)