Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 55 - 57)

4. Năng lực thực thi công vụ

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ

Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 377,18Km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông).

Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ- UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau:

Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.

Hiện nay thành phố Buôn Ma Thuột có 31 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó 85,04% người kinh, 14,96% đồng bào dân tộc thiểu số, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 10,91% chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê, M’ Nông[33].

Đồng bào theo các tôn giáo có 111.510 tín đồ, chiếm 33,86% dân số với 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài[35].

Kinh tế:

-Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 18%; Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 2.500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp: 1.150 tỷ đồng; Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: > 5.000 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp: 2.100 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người: 1.650 USD/người/năm; Tổng mức bán lẻ hàng hóa doang thu dịch vụ: 13.500 tỷ đồng; Tỷ trọng các ngành: 44% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 9% nông-lâm nghiệp; Giao thông: 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia; Năm 2016 kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng khá (13,14%); tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt hơn 40.228 tấn; tổng thu ngân sách Nhà nước[34]. Về kinh tế tuy tốc độ tăng trưởng đạt khá cao nhưng do quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị không cao, sức cạnh tranh yếu, các hoạt động dịch vụ còn nhiều bất cập nhất là dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến giáo dục –đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, du lịch kém phát triển. Dẫn đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng với nhu cầu công việc, môi trường điều kiện làm việc theo đó cũng chưa thực sự thuận lợi.

-Văn hóa – xã hội tuy đã có nhiều tiến bộ, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt . Nhưng qua các báo cáo gần đây, trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc như môi trường sống còn bị ô nhiễm ở khu dân cư tập trung, tệ nạn xã hội và một số biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực này chưa được giải quyết tốt, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao[33].

- Giáo dục nghề nghiệp và đại học phát triển cả số lượng và chất lượng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã có 7 trường Đại học, 18 trường cao đẳng và trung cấp, 6 Phân hiệu phân viện của các Trường, Học viện lớn đóng tại Buôn Ma thuột. Đại học Tây Nguyên và Đại Học Buôn Ma thuột đào tạo đa ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)