: Đào tạo đại học Hành chín h/ B s Nguyễn Hữu Hải (ch b ), Phạm Thu Lan.
2 50-70% Cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc và cần được đào tạo, bồi dưỡng
3.2.8. Xây dựng quỹ lương và cơ chế trả lương dựa trên năng lực
Cơ chế trả lương cho bộ máy HCNN ở nước ta hiện nay được thực hiện theo ngạch, bậc, mỗi bậc tương ứng với một bậc lương. Việc lên bậc và chuyển ngạch được áp dụng theo thâm niên công tác dựa trên cơ sở văn bằng, chứng chỉ là chính. Do đó, năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức có thể không cao nhưng vẫn “đến hẹn lại lên” tuần tự lên lương, nâng ngạch. Theo đó, năng lực và hiệu quả công việc không phải là căn cứ chính
làm thước đo xác định mức lương, khen thưởng hay kỷ luật công chức. Chính bởi kết quả đánh giá công chức cuối năm không gắn với trả lương nên hoạt động này thường không thực chất.
Khi trả lương theo kết quả nhiều tổ chức thuộc khu vực tư nhân rất quan tâm đến nguyên tắc 3P, bao gồm Position (vị trí chức danh); Person (năng lực cá nhân), Performance (kết quả/thành tích đạt được). Các nguyên tắc trả lương này khiến hai yếu tố “công việc” và “lương thưởng” hoàn toàn thích ứng với nhau, mức lương gắn chặt chẽ với tính chất đặc thù công việc, vị trí việc làm và đề cao thành tích cá nhân. Việc đảm bảo được sự thực hiện các nguyên tắc này cần dựa trên cơ sở một hệ thống đánh giá năng lực và thành tích chuẩn xác.
Trả lương theo nguyên tắc 3P như trên có thể thí điểm ứng dụng vào cơ quan HCNN theo hướng là một bộ phận trong cơ cấu lương. Để thực hiện được điều đó cần xây dựng quỹ lương dựa trên năng lực. Phân phối tiền lương này có thể thực hiện theo phương án sau:
- Nếu năng lực của một cá nhân ≤70% so với năng lực chuẩn (yêu cầu của công việc) thì cá nhân đó không được hưởng lương theo năng lực.
- Nếu năng lực của một cá nhân >70%, thì phần lương theo năng lực được tính theo công thức sau:
LgNL= (NLtt - 70%) x
LgVT
LgNL; Lương theo năng lực
NLtt: Năng lực thực thế của cá nhân LgVT: Mức lương theo ngạch, bậc vị trí công việc