Năng lực tập hợp, đoàn kết công ch ức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 65)

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

a) Chấp hành đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; môn, nghiệp vụ;

Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

. . .

c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. công chức.

Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vịđoàn kết, thống nhất.

Về nội dung và tiêu chí gần giống nhau, Phần tiêu chí chỉ giải thích bổ sung vào nội dung chứ chưa đưa ra cụ thể các thang đo, chưa định nghĩa các biểu hiện ra bên ngoài của nội dung để làm cơ sở đánh giá mà chỉ dựa vào cảm tính của chủ thể đánh giá.

2.2.1.2. Kết quả đánh giá năng lực công chức

 Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Đa số công chức CQCM thành phố Buôn Ma Thuột tính đến 2015 có trình độ đại học (chiếm 57.4%); tỷ lệ sau đại học 14.7, (tiến sỹ:0) tỉ lê này còn thấp so với yêu cầu về trình độ tại Thành phố loại 1 và là thủ phủ của vùng Tây nguyên. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan song nguyên nhân cơ bản là do tỉnh có điểm xuất phát thấp vì đa số

công chức của đến từ nhiều vùng miền trong cả nước, kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn do đó công chức chưa có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn.

 Về trình độ lý luận chính trị:

Số lượng công chức CQCM thành phố được đào tạo về lý luận chính trị (chiếm 3. 5%) Thực tế này có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân cơ bản là việc đào tạo lý luận chính trị chủ yếu được thực hiện đối với đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức được quy hoạch vào các vị trí đó. Những công chức chuyên môn còn lại chưa được quy hoạch hay bổ nhiệm rất ít có cơ hội được đưa đi đào tạo lý luận chính trị.

 Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

Do quá trình lập phiếu khảo sát, tác giả đã gộp cả 2 mục là Ngoại ngữ, tin học do đó kết quả không phản ánh đúng từng kiến thức. Kết quả thống kê cũng cho thấy kiến thức chung về ngoại ngữ tin học còn thấp, có đến 23,1% công chức chưa đáp ứng trình độ ở phần năng lực này, tuy nhiên đa số công chức đã sử dụng thành thạo tính văn phòng phục vụ công tác. Trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, Ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào HCNN thì các cơ quan chuyên môn thành phố cần chú trọng đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho đội ngũ đáp ứng chuẩn năng lực CNTT.

 Về trình độ Quản lý Nhà nước:

Đây là vấn đề còn nhiều tồn tại nhất hiện nay đối với đội ngũ công chức Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk. Kết quả thống kê cho thấy có tới 74,1% công chức CQCM thành phố của tỉnh chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về QLNN. Công chức hành chính là những người trực tiếp làm việc trong cơ quan HCNN, thực hiện chức năng quản lý HCNN vì vậy họ cần được trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính để phục vụ cho công tác. Những

hạn chế về QLNN sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.

+ Trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: có 99 % đượcđánh giá là chấp hành tốt.

+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: đa số công chức được đánh giá là tốt. Tuy nhiên còn khoảng 2% công chức được đánh giá là lềlối, tác phong làm việc còn nhiều hạn chế.

+ Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: đa số công chức được đánh giá là tốt. Tuy nhiên kết quả thống kê tại một số Cơ quan, đơn vị cho thấy khoảng 24,3% công chức còn hạn chế về năng lực; một số công chức được đánh giá là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với vị trí đang đảm nhận. Bố trí công chức không đúng với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác chưa thực sự hiệu quả.

+ Về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: kết quả thống kê cho thấy đa số công chức được đánh giá là thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Kết quả đánh giá công chức năm 2016 có 85,7% công chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

+ Về tinh thần trách nhiệm và phối họp trong thực hiện nhiệm vụ: kết quả thống kê cho thấy có 58% được đánh giá là rất tốt, 39% tốt và 3% được đánh giá là còn hạn chế.

+ Về thái độ phục vụ nhân dân: kết quả thống kê cho thấy có 45% được đánh giá rất tốt, 46% tốt, 6% được đánh giá là còn hạn chế và 3% được đánh giá là chưa tốt.

2.2.3. Đánh giá công chức theo tiếp cận dựa trên năng lực

Từ khung lý thuyết tại chương 1, tác giả đã xây dựng phiếu và tiến hành khảo sát để phân tích thực trạng áp dụng phương pháp đánh giá công chức theo tiếp cận dựa trên năng lực, lấy mức khảo sát trung bình, đa số công chức đạt được để thiết lập chuẩn năng lực.

Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát dựa trên các tiêu chí theo khung năng lực công chức cấp huyện. Tt Năng lực Cấp độđánh giá Rất tốt Tốt Khá Bình thường Chưa tốt 1 Đạo đức và trách nhiệm công vụ 19.50% 47.40% 20.60% 12.50% 0.00% 2 Phục vụ nhân dân 19.40% 27.00% 49.40% 3.20% 1.00%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)