Xác định các tiêuchí đánh giá năng lực công chức theo tiếp cận dựa trên năng lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 90)

16 Kết quả thực thi công

3.2.3. Xác định các tiêuchí đánh giá năng lực công chức theo tiếp cận dựa trên năng lực

tiếp cận dựa trên năng lực

- Tiêu chí đánh giá công chức là các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ; là căn cứ để đo lường mức độ đáp ứng năng lực của công chức đối với vị trí đảm nhận. Tiêu chí cũng là cơ sở để so sánh và phân loại năng lực của các công chức với nhau để áp dụng các cơ chế, chính sách có liên quan.

Trong phương pháp tiếp cận dựa trên năng lực, tiêu chí năng lực được phân ra cụ thể theo từng cấp độ năng lực hay còn gọi là thang năng lực. Mỗi

cấp độ sẽ có các thang đo tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ khác nhau tăng dần, cấp độ cao hơn sẽ bao gồm chuẩn năng lực của các cấp độ thấp hơn. Phần kỹ năng và thái độ của các cấp độ được xác định theo cảm nhận thông qua các chỉ số hành vi, tức là mang tính miêu tả một tập hợp các biểu hiện để nhận biết. Thông thường, cấp độ 1 (thấp nhất) được hiểu là “Biết”, cấp độ 2 được hiểu là “Làm được”, cấp độ 3 được hiểu là “Thành thạo” đáp ứng yêu cầu công việc, cấp độ 4 có thể hướng dẫn, đào tạo cấp thấp hay cấp 5 là chuyên sâu, chuyên gia. Việc xác định cấp độ là việc phức tạp, đòi hỏi phải phân tích từng biểu hiện hành vi, từng nấc thang của năng lực theo yêu cầu. Cơ sở pháp lý để xác định tiêu chí hiện nay

- Phần hướng dẫn xây dựng KNL theo vị trí việc làm, Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xây dựng KNL của từng vị trí việc làmtheo Phụ lục 6 ban hành kèm theo. Trong đó tại mục 1 điều 7, yêu cầu về năng lực, kỹ năng: “KNL của từng vị trí việc làm được xây dựng gồm các năng lực và kỹ năng phải có để hoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại Bản MTCV ứng với từng vị trí việclàm” [12].

Như vậy, theo lý luận tại chương 1 thì hướng dẫn xây dựng KNL trong thông tư và phụ lục 06 kèm theo đang trùng lắp giữa 2 khái niệm kỹ năng và năng lực. Trong khi theo cách tiếp cận dựa trên năng lựcthì “Kỹ năng” là một trong 3 yếu tố để cấu thành “năng lực”. Phần này tác giả đề tài xin đề xuất bảng phân tích để xác định tiêu chí năng lực xây dựng KNL theo mẫu tại Bảng 3.3 phần phụ lục về xác định năng lực theo nội dung phân tích công viêc.

- Xác định tiêu chí năng lực cốt lõi

Khi đánh giá năng lực công chức, cần quan tâm đến vấn đề về tính chất, đặc điểm của công chức trong nền công vụ. Lao động của công chức là một loại lao động đặc biệt, nhân danh Nhà nước và sử dụng quyền lực Nhà

nước để giải quyết công việc. Do đó, khi xác định năng lực cốt lõi cần đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về đội ngũ cán bộ công chức. Phần này tác giả đề xuất lựa chọn các tiêu chí cho nhóm năng lực cốt lõi gồm 04 yếu tố làm căn cứ để xác định tiêu chí như sau:

Bảng 3.2: Xác định tiêu chí năng lực cốt lõi của công chức

TT Tên tiêu chí Cơ sở lý thuyết để xây dựng tiêu chí

Đạo đức và trách nhiệm công vụ

1

Tiết kiệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 90)