Vận dụng quan điểm đánh giá cán bộ của Hồ Chí Minh và định hướng của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức để hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

16 Kết quả thực thi công

3.1.1. Vận dụng quan điểm đánh giá cán bộ của Hồ Chí Minh và định hướng của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức để hình thành

định hướng của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức để hình thành quan điểm đánh giá công chức dựa trên năng lực

3.1.1.1. Vận dụng điểm đánh giá cán bộ của Hồ Chí Minh về đánh giá công chức chú trọng đức-tài và quan điểm đánh giá toàn diện để hình thành quan điểm đánh giá công chức dựa trên năng lực

Đánh giá đúng hay sai cán bộ là khâu đầu tiên quyết định thành công hay thất bại trong việc sử dụng nhân tài. Để đánh giá đúng và xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, việc kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [24, tr. 69].

Trên tinh thần học tập, vận dụng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta yêu cầu về đức lẫn tài của cán bộ, đảng viên được cụ thể hóa thành ba tiêu chuẩn cơ bản sau:

Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hồ Chí Minh khẳng định cần phải có quan điểm toàn diện, cụ thể và lịch sử khi xem xét đánh giá cán bộ, công chức. Người chỉ rõ: “Nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ”[15]. Vận dụng quan điểm này trong quá trình xây dựng phương thức đánh giá CB, CC phải xây dựng phương án đánh giá được toàn diện, không chỉ đánh giá về kết quả, về năng lực chuyên môn - Tài mà phải đánh giá cả về Đức là phẩm chất, tư cách đạo đức “phục vụ” của đội ngũ CB, CC. Do đó trong các nội dung, tiêu chí đánh giá phải kết hợp giữa phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn.

3.1.1.2. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức dựa trên năng lực.

Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, quy chế về công tác cán bộ, về đánh giá cán bộ, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 8-2-2010, của Bộ Chính trị khóa X, “Về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức”.

Đại hội XII nhấn mạnh những hạn chế công tác đánh giá và sử dụng cán bộ ở cơ sở: "Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục. Những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ là một trong những điểm yếu, cản trở sự phát triển "[2]

Quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về đánh giá công chức dựa trên KNL xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước về đánh giá cán bộ, công chức và mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP[5].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)