Các yếu tố tác động đến năng lực thực thi công vụ của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 29)

chức hành chính nhà nước

1.3.1. Các yếu tkhách quan

- Môi trường làm việc:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả làm việc của công chức. Môi trường làm việc đối với công chức bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.

Để công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước thực thi tốt nhiệm vụ của mình thì các nhà lãnh đạo, quản lý cần tạo ra mơi trường làm việc phù hợp. Có mơi trường làm việc tốt thì mỗi cơng chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.

- Trang thiết b, phương tiện và điều kiện làm việc:

Trang thiết bị, phương tiện làm việc là yếu tố quan trọng giúp người lãnh đạo, quản lý hồn thành tốt cơng tác quản lý, giúp công chức nâng cao năng suất lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn sức lực trong lao động tạo ra sự linh hoạt trong công việc, chống lại sự ỷ lại, khuyến khích công chức hăng say trong lao động và sáng tạo trong công việc.

Điều kiện làm việc ảnh hưởng rất lớn tới năng lực thực thi công vụ của cơng chức hành chính nhà nước. Nếu được đảm bảo đầy đủ các điều kiện và phương tiện làm việc thì sẽ giúp công chức giải quyết công việc được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

- Cơng tác tuyển dụng công chức:

Công tác tuyển dụng công chức cũng ảnh hưởng đến năng lực thưc thi công vụ của cơng chức hành chính nhà nước. Tuyển dụng cơng chức là quá trình bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào đội ngũ công chức.

18

Đây là quá trình thường xuyên và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện cơng khai, minh bạch thì sẽ tuyển dụng được đội ngũ cơng chức có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Công tác sử dụng công chức:

Sử dụng công chức khoa học nhằm tạo ra một đội ngũ công chức đáp ứng đủ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan hành chính. Việc bố trí, sắp xếp cơng chức phù hợp với công việc của họ sẽ giúp họ phát huy hết khả năng của mình, tạo được hứng thú và sáng tạo trong công việc. Ngược lại, nếu bố trí, sắp xếp khơng hợp lý, khơng phù hợp với trình độchun mơn và vị trí cơng tác thì kết quả cơng việc sẽ khơng cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp v:

Chính sách mở cửa, hội nhập địi hỏi đội ngũcơng chức hành chính phải có trình độ, năng lực, có các kỹ năng cần thiết để thực thi nhiệm vụđược giao. Trong q trình thực thi cơng vụ người công chức phải thường xuyên học hỏi, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đểnâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và các kỹnăng quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải thường xuyên được cải tiến và đổi mới, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng gắn lý thuyết với thwucj hành và yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại trong thời kỳcơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cơng cuộc đổi mới. Nội dung chương tình đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về lý thuyết, chưa thực sự chú trọng tới thực hành, đào tạo chưa gắn với vị trí việc làm, với chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh công chức. Phương thức đào tạo truyền thống chưa tạo ra được tính tích cực, chủ động cho học viên. Năng lực, tình độ của đội ngũ giảng dạy chưa đồng đều, ít có các kinh nghiệm quản lý, kỹ năng sư phạm còn hạn chế

19

nên khả năng tiếp thu của người học chưa cao. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa đổi mới kịp thời.

Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của cơng chức hành chính nhà nước.

- Chính sách tiền lương và chế độđãi ngộ:

Chính sách tiền lương có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực thực thi công vụ của cơng chức. Cơng chức hành chính nhà nước hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên để công chức phát huy hết tài năng và công sức của mình cho cơ quan thì phải có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tương xứng với công việc mà công chức đảm nhiệm. Tiền lương thấp khơng kích thích được cơng chức gắn bó với nhà nước, khơng thu hút được nhân tài, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra khu vực tư nhân nơi có thu nhập và các chế độ đãi ngộ cao hơn. Mặt khác, lương thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận công chức. Việc trả lương đúng cho người công chức là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để nâng cao chất lượng dịch vụ cơng, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước.

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá công chức:

Công tác kiểm tra, đánh giá công chức là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xửlý hành vi vi phạm. Việc đánh giá công chức được các cơ quan hành chính thực hiện thường xuyên, liên tục, kiểm tra định kỳ vềtrình độchun mơn, kết quả thực hiện cơng việc, vềthái độ phục vụnhân dân.

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nếu khơng có sự kiểm tra, đánh giá công chức định kỳmà chỉ dựa vào các báo cáo trên giấy tờ thì sẽ khơng đánh giá chính xác được năng lực thực sự của công chức. Nếu không đánh giá đúng năng lực của cơng chức thì có thể họ sẽ chủ quan cho rằng mình đã có đủ năng lực và không cần phấn đấu nữa hoặc nếu đánh giá khơng đúng năng lực thực sự của họthì sẽ khơng tạo ra động lực để họ cố gắng vươn

20

lên, chính vì vậy cần có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá năng lực thực thi công vụ của cơng chức hành chính nhà nước.

Đánh giá công chức được thực hiện hàng năm hoặc đánh giá theo nhiệm kỳ và phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể, lấy kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụđược giao là tiêu chuẩn cơ bản đểđánh giá công chức.

1.3.2. Các yếu t ch quan

- Động cơ cá nhân:

Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng có biên chế suốt đời, nếu họ có nguyện vọng, mong muốn và u thích cơng việc, họ là người có ý thức trách nhiệm với cơng việc của mình thì đây là động lực để họ phấn đấu và cống hiến. Động cư cá nhân là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức. Vì vậy, để nâng cao năng lực thực thi cơng vụ thì bản thân người cơng chức phải u thích cơng việc, mong muốn được làm việc để đạt được mục tiêu của tổ chức và bản thân có điều kiện phát triển chức nghiệp, khẳng định bản thân.

- Kinh nghim thc tin:

Hoạt động quản lý hành chính rất phong phúvà đa dạng, vì vậy người cơng chức hành chính phải có kinh nghiệm thực tiễn. Kinh nghiệm này được hình thành từ q trình cơng tác của họ. Nếu chỉ có lý thuyết mà khơng có kinh nghiệm thực tiễn thì cơng chức khó có thể giải quyết nhanh chóng và chính xáccáctình huống quản lý hành chính nhà nước.

Kinh nghiệm công tác là những hiểu biết cơng chức có được do trải nghiệm và sự tích lũy trong q trình cơng tác. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, có rất nhiều trường hợp kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công việc. Kinh nghiệm bao gồm sự hiểu biết chung về con người và xã hội, các kỹnăng và cách ứng xử của công chức trong q trình cơng tác. Hiện nay, đội ngũ cơng chức hành chính nhà

21

nước khi được tuyển dụng thường có tuổi đời rất trẻ, vừa tốt nghiệp đại học nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Những kiến thức lý thuyết họđược trang bịở nhà trường chưa giúp họ nhiều trong giải quyết các tình huống trong quản lý, vì vậy thường ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc.

Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức hành chính nhà nước thì sau khi được tuyển dụng và trải qua một thời gian công tác nên đưa những công chức xuống làm việc ở cơ sở để gần dân, nắm rõ được tâm tư và nguyện vọng của nhân dân hoặc thường xuyên luân chuyển đội ngũ công chức để học hỏi những kinh nghiệm trong thực tiễn giúp họ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Cơ hội thăng tiến:

Cơ hội thăng tiến của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là sự thăng tiến trong một ngạch lương, để đạt được từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn cần trải qua kỳthi nâng nâng ngạch hoặc thăng tiến trong một chức vụ chuyên môn. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy công chức hành chính nhà nước thường xun nâng cao trình độ chun mơn, năng lực của bản thân đểcó cơ hội thăng tiến trong cơng tác hoặc là động lực để công chức phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụđểphù hợp với vịtrí, chức danh mà mình muốn đạt tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 29)