Giới thiệu về tỉnh Viêng Chăn, Nước Cộng hóa Dân chủ Nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42 - 46)

dânLào

2.1.1. Đặc điểm địa lý và dân cư của tỉnh Viêng Chăn

Tỉnh Viêng Chăn được thành lập ngày 20/8/1981, từ một phần của thủ đô Viêng Chăn và một phần của các tỉnh láng giềng khác. Tỉnh Viêng Chăn là một đơn vị cấp tỉnh của nước CHDCND Lào.

Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh nơng nghiệp, có diện tích 22.554.48km2

, phần lớn là vùng núi và núi đá (chiếm 2/3 diện tích); đồng bằng chỉ chiếm 1/3 diện tích của tồn tỉnh.

Tỉnh Viêng Chăn phía bắc giáp với tỉnh Luangpabang, phía nam giáp với thủ đơ Viêng Chăn, phía đơng giáp với tỉnh Xiêng Khuan và Bolykhamxay; phía Tây giáp với tỉnh Sayabuly và tỉnh Lơi (Thái Lan).

Tỉnh Viêng Chăn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 34-39 độ, thấp nhất trong năm từ 18-12 độ. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.668mm.

Tỉnh Viêng Chăn hiện nay có 13 huyện, 504 bản làng. Theo số liệu tổng điều tra dân số của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì dân số tỉnh Viêng Chăn là 480.533 người (năm 2012), mật độdân sốlà 2.131 người/km2.

Tỉnh Viêng Chăn có 3 dân tộc chủ yếu và một sốngười nước ngoài như dân tộc Lao Lum có 291.891 người, chiếm 60,7%; dân tộc Lào Mơng có 110.407 người, chiến 23%: người nước ngoài sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn là 544 người, chiến 0,11%.

35

Cư dân của tỉnh Viêng Chăn có cơ cấu phức tạp, có q trình lịch sử phát triển rất lâu dài, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quản, tơn giáo, tín ngưỡng. Phần lớn cư dân tỉnh Viêng Chăn từ miền Bắc di chuyển xuống.

Từnăm 1981 đến nay, tỉnh Viêng Chăn đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh với thế mạnh của mình bao gồm nhiều ngành, nghềkhác nhau… Tỉnh Viêng Chăn đã hình thành được ba khu vực phát triển kinh tế như khu vực huyện Viêng Khăm, khu vực huyện Phôn Hông, khu vực huyện Thulakhom và một khu vực phát triển du lịch mạnh, đó là khu vực huyện Văn Viêng.

Tỉnh Viêng Chăn có tiềm năng và điều kiện khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội như diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp hai bên bờ sông Năm Ngưm thuận lợi cho trông trọt. Ở đây có rất nhiều sơng, suối để làm thủy lợi, thủy điện, như thủy điện Năm Ngưm I với công suất là 150.000 kw, thủy điện Năm Ngưm II với công suất 615 Mw, thủy điện Năm Ngưm III với công suất 460 Mw. Đây là tiềm năng lớn của nước Lào nói chung và tỉnh Viêng Chăn nói riêng. Các nhà máy thủy điện này đã đáp ứng đủ điện năng cho cảnước Lào và bán cho Thái Lan mỗi năm hàng nghìn Kw điện. Tỉnh Viêng Chăn có đường quốc lộ 13 đi qua (dài 210km) và cịn có nhiều đường giao thông khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại buôn bán với các tỉnh trong cả nước. Tỉnh Viêng Chăn cịn có cửa khẩu ở huyện Xanakham đểngười dân giao lưu buôn bán, kinh doanh…

Tỉnh Viêng Chăn có hệ thống các trường cao đẳng và đại học của tư nhân, có bệnh viện liên kết Lào - Luc-xăm-bua… Trình độ dân trí của tỉnh Viêng Chăn ngày càng ngày càng được nâng cao. Tỉnh Viêng Chăn có bềdày truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Người dân tỉnh Viêng Chăn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, có bản chất hiền lành, lương thiện, có ý thức chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào.

36

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh nơng thơn, có diện tích phần lớn là núi, núi đá chiếm 80% diện tích của tỉnh. Đất trồng trọt chỉ nằm hai bên bờ sông Năm Ngưm. Tiềm năng đất đai của tỉnh chưa được khai thác, kết cấu hạ tầng vẫn còn nghèo nàn.

Trong thời gian qua, thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, tỉnh Viêng Chăn đã đạt được nhiều thắng lợi bước đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù tình hình chính trị, kinh tế ở khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng tỉnh Viêng Chăn vẫn giữ được ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Viêng Chăn vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân. Quản lý nhà nước vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa ngăn chặn một cách có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực. Đời sống của một bộ phận người ăn lương, nghỉ hưu và các đối tượng chính sách xã hội vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Số lượng người thiếu việc làm và chưa có việc làm cịn chiếm tỷ lệ cao. Tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng. Trật tự an toàn xã hội vẫn chưa đảm báo tốt. Tệ tham nhũng vẫn còn tồn tại. Nếp sống thanh lịch và đạo đức suy giảm. Truyền thống dân tộc có phần bịxói mịn. Tác động tiêu cực của lối sống thực dụng phương Tây tác động khá mạnh đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Môi trường thiên nhiên ngày càng bịtàn phá nghiêm trọng. Việc quản lý, điều hành của các cấp chính quyền chưa nghiêm, hiệu quả thấp. Công tác xây dựng Đảng chưa được chú trọng một cách thích đáng. Nhiều Đảng bộ cơ sở đã khơng phát huy được vai trịlãnh đạo và sức chiến đấu của mình.

Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của tỉnh Viêng Chăn là hết sức nặng nề. Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra là phát huy hế tiềm năng, sức mạnh của

37

tỉnh, xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, làm cho người dân của tỉnh thốt khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, phấn đấu xây dựng tỉnh trởthành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, chính trịvà góp phần thúc đẩy sựphát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Tỉnh Viêng Chăn có nhiều dân tộc cùng sinh sống với một số người nước ngoài như người Việt Nam, người Trung Quốc… Sự đan xen đó tạo ra sự phức tạp cho công tác quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Đặc điểm này địi hỏi tỉnh Viêng Chăn phải nhạy bén xử lý các vấn đề dân tộc, giải quyết kịp thời và có hiệu quả các xung đột sắc tộc và tơn giáo có thể xảy ra.

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế, xã hội của tỉnh vẫn còn rất khó khăn nhưng tỉnh cũng đã thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng được định hình rõ nét hơn, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính điều này địi hỏi năng lực cơng chức ở tỉnh phải không ngừng được nâng cao, phù hợp với chính sách mở của hội nhập và đổi mới cơ chế quản lý của đất nước.

Tỉnh Viêng Chănlà địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, bị tác động rất mạnh của các yếu tố bên ngoài. Các thế lực thù địch câu kết với bọn phản động trong nước ra sức chống phá chính quyền nhân dân. Tình hình trong nước tuy có nhiều bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa vững chắc, còn đối diện với nhiều nguy cơ có thể dẫn đến mất ổn định. Để giữ vững ổn định chính trị, địi hỏi đội ngũ công chức của tỉnh Viêng Chăn phải giữ vững lập trường chính trị, nâng cao cảnh giác. Năng lực của đội ngũ công chức tỉnh phải không ngừng được nâng cao, có đủ năng lực xử lý hiệu quảcác tình huống trong quản lý, giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn.

38

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42 - 46)