Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định rõ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 86 - 90)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh

3.2.1. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định rõ

định rõ chức năng, nhiệm v, quyn hn ca cán bộ, công chức

Đại hội Đảng lần thứ V đã đề ra nghị quyết đổi mới hệ thống chính trị. Điều này khơng có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị để chuyển sang chế độ chính trị mới. Bản chất của cơng tác này là kiện tồn lại tổ chức, phát huy vai trị lãnh đạo tồn diện của Đảng, tăng cường hiệu lực của Nhà nước trong công tác quản lý xã hội và phát huy tinh thần sáng tạo và quyền làm chủ của các tổ chức quần chúng. Nhân tố quan trọng và có tính quyết định là khâu cán bộ, cơng chức. CHDCND Lào đã tập trung củng cố lại hệ thống cán bộ, cơng chức cho phù hợp với nhiệm vụchính trịtrong giai đoạn mới.

Hội nghị tổ chức toàn quốc lần thứ VII đã đề ra đường lối rõ ràng về công tác cán bộ, công chức cũng như về củng cố bộ máy cho gọn nhẹvà vững

79

mạnh, phù hợp và có hiệu quả, trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, coi trọng chất lượng, đặc biệt là coi trọng chính trị.

Một trong những vấn đề cơ bản và cấp bách đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công cuộc đổi mới hiện nay đó là việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHDCND Lào trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức phải thực sựlà cơng bộc tận tụy phục vụnhân dân.

Để có được cán bộ, cơng chức trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực, thực sự là công bộc của nhân dân, Hội nghị tổ chức cán bộ toàn quốc lần thứVII đã dẫn ra các văn bản pháp quy về chế độcán bộ, công chức. Theo hướng này, trong những năm qua, nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về chế độ cán bộ, công chức, đặc biệt ngày 11/11/1993, Thủ tướng đã ký Nghị định số 171/TTg về Quy chế công

chức nước CHDCND Lào. Và theo đó Thủ tướng đã ban hành Nghị định số

82/TTg ngày 19/5/2003 về Quy chế công chức nước CHDCND Lào, Nhà nước đã coi đây là một văn bản cơ bản trong công tác quản lý công chức Nhà nước một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc.Đồng thời cũng đã có nhiều Nghịđịnh được ban hành liên quan đến công tác cán bộ, công chức để tổ chức và quản lý công chức.

Việc củng cố lại hệ thống cán bộ, công chức, các ngành, các cơ quan cấp trung ương và địa phương để quán triệt và tổ chức thực hiện tốt nghị định cán bộ, công chức. Bắt đầu từ công tác lập kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức đến việc sắp xếp thực hiện chếđộnâng bậc, nâng cấp cho tới việc nghỉhưu.

Nghị định của chính phủ về cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về chế độ cán bộ, công chức hiện hành tuy đã tạo được cơ sởpháp lý quan trọng cho việc quản lý nhân sự trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể nhưng so với yêu cầu của việc tăng cường cải cách nền hành chính và việc xây dựng nhà nước pháp

80

quyền trong giai đoạn hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cấp, như phần phân tích thực trạng nên tại Chương 2, cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới và có cơ sở pháp lý cho việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức trong giai đoạn tới cần dựa trên các quan điểm và nguyên tắc cơ bản sau:

- Phải xuất phát từ mục đích, u cầu của cơng cuộc cải cách nền hành chính, xây dựng hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sựlãnh đạo của Đảng.

- Yêu cầu của cải cách hành chính đặt ra đối với việc hồn thiện pháp luật vê công chức là phải xác định rõ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, cơ chế tuyển chọn nhằm đưa vào nền cơng vụ những người có khả năng hồn thành tốt các nhiệm vụ, cơng vụ của nền hành chính; đồng thời, quy định cơ chế bảo đảm vật chất khuyến khích cơng chức phát huy được tài năng, đề cao kỷ luật, đạo đức chức nghiệp, tận tụy phục vụ lợi ích của nhân dân.

- Phải quán triệt đầy đủ đúng đắn các chủ trương nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, công chức và các tư tưởng cơ bản của công tác nhân sự trong việc xây dựng các chế định pháp luật về việc tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và quản lý cán bộ, công chức.

- Công tác cán bộ phải được tiến hành đồng bộ, tồn diện và phải có bước đi, lộ trình thích hợp đảm bảo từng bước xây dựng hồn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động công vụ và cán bộ, công chức tạo cơ sởpháp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực, thực sự là công bộc tận tụy phục vụ nhân dân đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cần thể hiện được những yêu cầu, nội dung cơ bản sau đây:

81

- Phân biệt rõ cán bộ, cơng chức với các nhà chính trị, các chức danh dân cử, các nhân viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị sản xuất vật chất của nhà nước.

- Quy định rõ các điều kiện được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một công vụ. Đồng thời, quy định rõ chế độ thi tuyển, thi tuyển phải đảm bảo nguyên tắc cơng khai, bình đẳng, chọn người giỏi trên cơ sở kết quả thi tuyển.

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của nước Lào cần phải có chính sách ưu tiên đối với một số đối tượng nhất định như thương binh, con liệt sĩ, con gia đình có cơng với cách mạng và những người thuộc các dân tộc thiểu số, các bộ tộc… Việc ưu tiên đãi ngộ phải được quy định rõ ràng, hợp lý, đúng đối tượng.

Để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và chất lượng của việc thi tuyển cần quy định rõ cơ cấu chất lượng, thành phần, chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của các hội đồng thi tuyển cán bộ, công chức cả trung ương và địa phương.

- Xác định rõ tiêu chuẩn của từng loại ngạch bậc, chức vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Tiêu chuẩn công chức lãnh đạo quản lý phải thể hiện đầy đủcác yêu cầu cả về trình độnăng lực chuyên mơn, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và thâm niên nghề nghiệp theo đúng các yêu cầu của nghị quyết của các hội nghịđã nêu trên.

- Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và những bảo bảo về vật chất cho cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Pháp luật về công chức không những xác định nghĩa vụ quyền hạn chugn của cán bộ, cơng chức mà cịn phải quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của công chức đối với từng loại công vụ, chức vụkhác nhau.

- Quy định rõ điều kiện, nguyên tắc, thay đổi chấm dứt quan hệ về nhiệm vụ và chức vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Đây là một nội dung rất qua trọng trong việc quản lý sử dụng cán bộ, công chức bởi vì nó liên quan

82

trực tiếp đến việc sử dụng, khai thác đúng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, công chức.

Cần thể chế hóa bằng pháp luật đối với việc bổ nhiệm, đề bạt thực hiện chếđộ bổ nhiệm có thời hạn, hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức và yêu cầu công tác đểxem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ, cơng chức giữ chức vụ đó nữa hay khơng. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụngười vì cơng việc, lý do sức khỏe, hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức người khơng hồn thành nhiệm vụ có sai phạm, uy tín giảm sút thì tùy theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời. Quy định về bổ nhiệm, đề bạt phải gắn với chế độ kiểm tra, sát hạch nghiêm túc, chú trọng vào thành tích thực tế, khích lệ việc cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 86 - 90)