1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức hành
1.4.2. Đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức thông qua kết quả
Năng lực của đội ngũ công chức được thể hiện rõ nét nhất trong kết quả thực thi công vụ. Trong giải quyết cơng việc, cơng chức có năng lực là người có khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực của tổ chức và năng lực bản thân để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ, chức trách được giao. Kết quả thực thi công vụ của công chức được thể hiện ở các mặt: khối lượng và chất lượng công việc.
Kết quả đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của công chức được phân loại thành:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hồn thành nhiệm vụnhưng cịn hạn chế vềnăng lực; - Khơng hồn thành nhiệm vụ.
Đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức là một trong những biện pháp để quản lý và xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, chun nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có phương pháp đánh giá kết quả làm việc của cơng chức chính xác, tồn diện. Phương pháp đánh giá cơng chức hiện nay có ưu điểm là đề cao tính cơng khai, dân chủ; kết quả thực thi công vụ
29
của công chức được nhìn nhận tồn diện; tạo cơ hội cho cơng chức được nghe nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ sau này. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá công chức hiện nay cũng bộ lộ những hạn chế, nội dung đánh giá cịn chung chung, thiếu các tiêu chí định lượng, kết quả đánh giá chưa phản ánh hiệu quả làm việc của từng cơng chức, cách lấy ý kiến mang tính hình thức, cào bằng… Chính vì vậy, việc đánh giá cơng chức hàng năm như hiện nay chỉ phản ánh phần nào kết quả thực thi công vụ của công chức. Đểđánh giá tồn diện cơng chức, cần xem xét ý kiến của đồng nghiệp, của lãnh đạo và đặc biệt từ phía người dân, tổ chức phối hợp công tác hoặc đánh giá dựa trên kế hoạch, mục tiêu của cá nhân, tổ chức.