Đối tác liênkết kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 27 - 28)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI ĐỐI TÁC

1.1.1.2. Đối tác liênkết kinh doanh

Đối tác(Partnership- PNS): Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn. Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đối tác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung. Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác” (Nguyễn Thành Hiếu, 2015). Hành động cùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan hệ đối tác. Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, và thỏa thuận về những mục tiêu chung.

Đối tác liên kết kinh doanh là các tổ chức tham gia trong mối quan hệ liên kết kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu chung của các bên tham gia.

Mỗi đối tác kinh doanh có thể tham gia nhiều liên kết với những mức độ khác nhau. Đối tác liên kết kinh doanh có hai loại là đối tác chiến lược với đối tác thông thường.

Đối tác chiến lược có mối liên quan giữa ít nhất hai doanh nghiệp với nhau trênnhiều khía cạnh. Để tạo mối liên kết giữa hai hay nhiều công ty với nhau, chúng ta phải làm việc dựa trên những điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận và ký kết.Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau thì họ có thể

cùng nhau phát triển một lĩnh vực thương mại nào đó. Ví dụ như cùng tiếp thị, quảng cáo hay cùng nhau xây dựng và phát triển một thương hiệu nào đó mà bản thân cá nhân một doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w