Nghĩa của liênkết kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 29 - 31)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI ĐỐI TÁC

1.1.3. nghĩa của liênkết kinh doanh

Liên kết kinh doanh có ý nghĩa to lớn đối với các chủ thể nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ (Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh doanh Thương mại, 2018). Cụ thể như sau:

Khắc phục bất lợi về qui mô

Hình thức liên kết kinh doanh nhằm khắc phục những bất lợi về mặt qui mô trong tiếng Anh được thể hiện thông qua thuật ngữ outsourcing. Đây là hình thức liên kết rất phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Doanh nghiệp cũng đồng thời phải thực hiện nhiều hoạt động phụ để góp phần tạo ra sản phẩm chính ví dụ như sản xuất những chi tiết hay thực hiện những dịch vụ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, doanh nghiệp không thể thực hiện được tất cả những hoạt động không thể không thực hiện này. Do vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp thuê ngoài những sản phẩm hay dịch vụ đó.

Trong quá trình họat động kinh doanh, có rất nhiều cơ hội công việc vượt quá sức của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp từ bỏ cơ hội sẽ lãng phí, nhưng nếu như muốn tận dụng cơ hội thì năng lực lại không cho phép. Thông qua liên kết kinh tế, doanh nghiệp có thể cùng nhau tham gia dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, từ đó, hoàn thành tốt công việc với một tầm năng lực lớn hơn. Đó cũng là một khía cạnh khác về lợi ích của liên kết kinh doanh giúp doanh nghiệp khắc phục bất lợi về qui mô.

Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

Như trên đã nói, bên cạnh việc liên kết kinh doanh giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:

– Do có liên kết kinh doanh mà các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với thông tin về nhu cầu của khách hàng đồng thời sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cũng tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sản xuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì nhu cầu luôn luôn thay đổi nên tăng năng lực trong việc nắm bắt nhu cầu và đáp ứng nhu cầu là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn như một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc thời trang, khi có một mốt mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn triển khai sản xuất theo mẫu này. Mặc dầu nguyên liệu chính vẫn là vải, song, sản phẩm mới lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại phụ liệu mới như ruy băng, hạt cườm… Muốn triển khai sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với các cơ sở khác để có được các phụ liệu này.

– Liên kết kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của các nhà sản xuất và các tổ chức thương mại thông qua hình thức đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Thông qua những tổ chức này, sản phẩm của doanh nghiệp được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn. Hình thức liên kết này có thể thấy rõ trong ngành dệt may. Hầu như các công ty may, trong đó có các công ty may xuất khẩu đều có các đại lý bán hàng (với nhiều cấp) và có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

– Liên kết kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới. Một hình thức liên kết đang rất đang phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là liên kết giữa các doanh nghiệp với những truờng đại học và các viện nghiên cứu. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kinh phí nghiên cứu về sản phẩm nào đó như là máy móc thiết bị, giống cây trồng, phương thức làm việc mới,… còn các trường đại học hay viện nghiên cứu chịu trách nhiệm tạo ra những sản phẩm hay đề xuất phương thức làm việc mới đó. Thông qua liên kết này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận với công nghệ mới nhanh hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.

Đối với các ngân hàng thương mại, liên kết kinh doanh có ý nghĩa rất lớn. Đó là:

Thứ nhất, giúp cho NHTM đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thông qua đó, có thể quảng bá hình ảnh và gia tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng.

Thứ hai, giúp cho ngân hàng gia tăng doanh thu, gia tăng tỷ trọng sinh lợi vì chi phí hoạt động thấp, nhưng doanh thu các khoản thu tiền thưởng và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm, các sản phẩm bán chéo tương đối cao…

Thứ ba, tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bán chéo, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng. Đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hóa bán hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bán chéo sản phẩm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

1.2. Hình thức, nội dung và đánh giá liên kết kinh doanh giữa ngânhàng thương mại với đối tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w