Giải pháp phát triển đa dạng cácđối tác liênkết kinh doanh của Techcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 94 - 95)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

3.2.2. Giải pháp phát triển đa dạng cácđối tác liênkết kinh doanh của Techcombank

khách hàng bằng cách tập trung vào đẩy mạnh số hóa với mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt hơn cho khách hàng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Với sự chuyển đổi mạnh mẽ này Techcombank sẽ mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng và tăng giá trị cho ngân hàng.

Chiến lược liên kết kinh doanh với các đối tác phải hướng tới thực hiện chỉ tiêu tổng tài sản sẽ tăng 12%, tổng tiền gửi sẽ tăng 13%, lợi trước thuế tăng 1% và số tăng trưởng tín dụng sẽ là 13%, hoặc mức cao hơn do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm cho giai đoạn tới và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%.

3.2.2. Giải pháp phát triển đa dạng các đối tác liên kết kinh doanh củaTechcombank Techcombank

Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, các đối tác liên kết kinh doanh chính hiện nay chủ yếu là các tập đoàn lớn về lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, ô tô. Đây là những lĩnh vực mà Techcombank dễ dàng phát triển các sản phẩm cho vay đến với các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực tương đối rủi ro. Do đó, theo quan điểm của tác giả, Techcombank nên đa dạng hóa các đối tượng liên kết kinh doanh có ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau.

Để đa dạng hóa được các đối tác liên kết kinh doanh đòi hỏi Techcombank cần phải bám sát vào chiến lược phát triển chung của ngân hàng, chiến lược phát triển liên kết kinh doanh. Theo đó, Techcombank lựa chọn những tập đoàn, doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí đưa ra. Theo quan điểm của tôi, trong thời gian tới, Techcombank nên liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp có ngành nghề khác nhau. Một số loại hình doanh nghiệp được đưa ra như các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch.

với các đối tác của Techcombank đó là liên kết giữa ngân hàng với ngân hàng lại ít được Techcombank quan tâm đến. Trong khi đó, việc liên kết kinh doanh giữa các ngân hàng khác nhau giúp cho Techcombank có thể mở rộng mạng lưới, bán chéo được sản phẩm. Đây là đối tượng liên kết kinh doanh cần phát triển sâu rộng cả hình thức liên kết ngang và liên kết dọc mà Techcombank có thể cần quan tâm trong thời gian tới.

Một vấn đề quan trọng trong phát triển đối tác là giám sát hoạt động lẫn nhau. Các đối tác cần tạo ra các phương pháp để đánh giá và điều chỉnh các mục đích và mục tieeu. Điều này có nghĩa là cung cấp cơ hội để tìm hiểu những gì đã thành công và những gì không và để xây dựng những bài học và kế hoạch sửa đổi. Các quy trình quản lý hiệu suất, như làm rõ các kỳ vọng về hoạt động và cung cấp phản hồi, cũng như góp phần quan trắc và đánh giá đối tác.

Ngoài ra, điều quan trọng là theo dõi và báo cáo về “sức khoẻ” của mối quan hệ làm việc giữa các đối tác thông qua việc sử dụng một cơ chế chính thức. Điều này giúp xác định mâu thuẫn đang có, nhận thức tiêu cực hoặc rủi ro về mối quan hệ, sau đó có thể được xây dựng một cách có chủ ý trước khi cắt đứt quan hệ đối tác. Cần phải nhìn vào nhiều mối quan hệ để xác định những rào cản về tổ chức đối với sự hợp tác hiệu quả.

Giám sát và đánh giá cũng giúp các đối tác đoán trước những thay đổi có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối tác để họ có thể cùng nhau lên kế hoạch cho những tác động của sự thay đổi đó.

3.2.3. Giải pháp phát triển các hình thức và mô hình liên kết kinhdoanh với các đối tác của Techcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w