Bảo đảm nguồn tài chính cho liênkết kinh doanh tại Techcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 106 - 107)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

3.3.2. Bảo đảm nguồn tài chính cho liênkết kinh doanh tại Techcombank

Đối với NHTM, vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng, ngân hàng cần tăng vốn để tăng độ vững mạnh của tài sản, có vốn mở rộng hoạt động, xử lý nợ xấu…. Vốn chính là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh.

Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng như các giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay và bảo lãnh …vì hoạt động của các ngân hàng thương mại phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật, mà cụ thể ở đây dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có. Theo quy định của Luật các TCTD11: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM đối với một khách hàng và không quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan. Tăng vốn tự có sẽ làm tăng các giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Thêm nguồn vốn đề đầu tư vào các giải pháp để củng cố và nâng cao hệ thống nền tảng như đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và hệ thống quản trị rủi ro. Vì vậy, điều cần thiết để Techcombank có thể tăng khả năng cho vay, mở rộng quy mô hoạt động đó là tăng vốn tự có. Vốn tăng thêm có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động của ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w