PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm liênkết kinh doanh
đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Khi thực hiện tăng vốn thì NHTM sẽ phải chịu áp lực tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, chỉ số an toàn vốn tối thiểu CAR…), việc ngân hàng mải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng vốn… mà lợi nhuận lại giảm, nợ xấu ngày càng nguy hiểm. Một số giải pháp tăng vốn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Tăng vốn điều lệ
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm loãngquyền sở hữu.
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Khi áp dụng biện pháp này đểtăng vốn, thì Ngân hàng có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường, và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.
Dù thực hiện tăng vốn điều lệ bằng bất kỳ cách nào thì TCB cũng cần thận trọng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai
Thứ hai, tăng huy động vốn
Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động.
Thứ ba, giải pháp xử lý nợ xấu
Tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu cũng là giải pháp quan trọng để gia tăng năng lực tài chính cho Techcombank
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm liên kết kinhdoanh doanh
Chiến lược Marketing của Techcombank về kênh phân phối sản phẩm nói chung, sản phẩm liên kết nói riêng là tìm kiếm những vị trí thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng – những nơi đông dân cư, nhiều người qua lại để đặt các điểm giao dịch. Trong những năm tới Techcombank tiếp tục phát triển kênh phân phối sản phẩm ở những trục đường chính, các giao lộ, khu đô thị…Techcombank đang sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Thời gian tới mạng lưới này cần được phát triển với quy mô và tốc độ cao hơn. Trong quá trình phát triển các điểm giao dịch của Techcombank cần được bố trí theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng. Theo mô hình thiết kế mới, các điểm giao dịch này có hai khu vực: khu vực autobanking (ngân hàng tự động) và khu vực giao dịch có chuyên viên tư vấn. Trong đó, khu vực autobanking hoạt động 24/24 giờ, khu vực đặt các máy ATM có chức năng như một ngân hàng tự động như rút tiền, chuyển khoản, xem sao kê tài khoản, gửi tiền… Khu vực giao dịch có chuyên viên tư vấn hoạt động trong giờ hành chính và được bố trí thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Các quầy giao dịch này cần được thiết kế thân thiện, không có kính chắn giữa khách hàng và nhân viên, tạo cảm giác gần gũi và tin tưởng cho khách hàng.
Phát triển chương trình khuyến mại khi sử dụng các sản phẩm liên kết như làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,…các chương trình này cần được liên tục áp dụng rộng rãi để tạo tiền đề cho Techcombank đạt được những kết quả nhất định. Trước tiên, về quảng cáo, Techcombank cần tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, và trên nền tảng Social Media… Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên Techcombank cần áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng. Thời điểm quảng cáo cần được Techcombank chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương chi nhánh mới. Nội dung quảng cáo cũng cần sáng tạo để thu hút được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm dịch vụ liên kết nhất là những sản phẩm mới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng thương mại và khi thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam thì việc phát triển mạnh mẽ hoạt động liên kết kinh doanh để gia tăng doanh thu, lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Do đó, giải pháp phát triển liên kết kinh doanh với các đối tác cũng được nhiều ngân hàng nghiên cứu áp dụng mạnh.
Nhìn lại, 18 năm con đường đã đi củaTechcombank, một giá trị cốt lõi để tạo nên thành công là sự mạnh dạn đi trước với tầm nhìn quyết đoán. Thế nên, một lãnh đạo ngân hàng bạn từng nói rằng: “Cái giỏi của Techcombank là dù đi trước hay đi sau, họ vẫn luôn đi nhanh hơn nhiều ngân hàng khác. Những thứ họ làm không phải chúng ta không làm được, chỉ có điều khi chúng ta còn đang triển khai thì họ đã bắt đầu thu quả ngọt”.
Luận văn “Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ Thương Việt Nam với các đối tác” đã thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ đạt ra.
Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về liên kết kinh doanh giữa NHTM với các các đối tác bao gồm khái niệm, vai trò của liên kết kinh doanh. Đi sâu vào phân tích hình thức, nội dung của liên kết kinh doanh. Đồng thời, tác giả đã xây dựng được hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả của mối quan hệ liên kết kinh doanh của NHTM với các đối tác và chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng.
Trên cơ sở lý thuyết được hệ thống trong chương 1, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa Techcombank với các đối tác chiến lược. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Từ đó, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp để phát triển liên kết kinh doanh giữa Techcombank với các đối tác bao gồm: (1) Giải pháp về chiến lược liên kết
kinh doanh với các đối tác; (2) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; (3) Giải pháp về phát triển sản phẩm; (4) Giải pháp về tài chính.
Vớ những nghiên cứu thực trạng và kiến nghị giải pháp phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam hy vọng sẽ thực hiện được đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế với Techcombank luôn là đơn vị tiên phong khai thác cái mới.
Tài liệu tiếng việt
1. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2019), Giáo trình Kinh tế thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Đoàn Thanh Hà (2017), “Hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuẩn bị của các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5 – tháng 03/2016.
3. Hoàng Đức Thân (2018), Giáo trình Kinh doanh thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Hoàng Đức Thân (2019), Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Thanh Hằng và cộng sự (2015), Marketing Dịch vụ tài chính, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2017), Bản cáo bạch
7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên năm 2017
8. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên năm 2018
9. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên năm 2019
10. Nguyễn Thành Hiếu (2015), Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân
11. Nguyễn Thị Hương Thảo (2008), Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 3, trang 31 – 38
12. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
13. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 2-3, 2011
14. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2016), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
15. Nguyên Văn Tiến (2016), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng: Lý thuyết và Thực hành. Nhà xuất bản ngân hàng.
16. Nguyễn Vũ (2013), Kỳ vọng tăng thu từ sản phẩm bán chéo. https://thoibaonganhang.vn/ky-vong-tang-thu-tu-san-pham-ban-cheo-27018.html 17. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông
dân
19. Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank (2019), Tạp chí “ Techcomworld” được phát hành hàng tuần tạiTechcombank.
20. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (1995), NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
21. Li, S., Sun, B., & Wilcox, R. T. (2005). Cross-selling sequentially ordered products: An application to consumer banking services. Journal of Marketing Research, 42(2), 233-239