PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊNKẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
3.2.4. Giải pháp phát triển nội dung liênkết kinh doanhgiữa Techcombank với các đối tác
Thứ nhất, phát triển liên kết bán chéo sản phẩm dựa trên việc phối hợp, liên kết với các đối tác kinh doanh: Hiện nay các sản phẩm bán chéo phổ biến của Techcombank với các đối tác kinh doanh là sản phẩm dịch vụ Bancassurance. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt, vì vậy cần phải tìm kiếm và phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc thù khác như các sản phẩm dịch vụ du lịch, sản phẩm dịch vụ ngân hàng,…cũng cần được tích cực triển khai.
Thứ hai, phát triển liên kết kinh doanh để tạo ra sản phẩm mới: đây cũng là nội dung rất quan trọng. Hầu hết việc liên kết kinh doanh để tạo ra sản phẩm mới của Techcombank là tạo ra các thẻ tín dụng dành riêng cho từng đối tượng khách hàng hay là các sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó, việc tạo ra sản phẩm mới ngân hàng nên hướng đến các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ tư vấn, dịch vụ huy động vốn, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn tài chính…Đây là những dịch của ngân hàng hiện đại. Việc phát triển liên kết kinh doanh để tạo ra các sản phẩm dịch vụ cũng là một xu hướng mà Techcombank nên quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Đây là nội dung liên kết cần được quan tâm hơn cả bởi hiệu quả mà hình thức này mang lại tốt hơn so với bán chéo sản phẩm. Do đó, việc tìm kiếm đối tác để phát triển sản phẩm mới và hợp tác một các toàn diện giữa Techcombank với các đối tác trong những năm tiếp theo là quan trọng để nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Techcombank.
Thứ ba, tăng cường liên kết ngân hàng và công ty công nghệ tài chính Fintech. Những năm qua, Việt Nam dần bước vào một nền kinh tế mới theo xu hướng số hóa. Các công nghệ mới ra đời đã thúc đẩy sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Gần đây nhất, trong khoảng thời gian giãn cách toàn xã hội vì dịch Covid-19,
một điều có thể nhận thấy đó là việc sử dụng các ứng dụng Fintech, nhất là trong hoạt động thanh toán, "bất chợt" trở nên phổ biến, thậm chí cả với những người vốn rất ít khi sử dụng ứng dụng này trước đây. Cùng với việc mở ra cơ hội "bứt phá" cho các ngân hàng, Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, dịch Covid-19 cũng trở thành "cú huých" cho Fintech hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P) phát triển. Theo số liệu thống kê, trong hơn 150 công ty Fintech hiện nay, hoạt động thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia nhất là dịch vụ trung gian thanh toán như ví điện tử. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 20-4, cả nước có 33 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu - chi hộ,… Theo nhiều ý kiến đánh giá, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đang có những lợi thế như: cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày một tăng,... Do đó, thị trường này sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Sự cạnh tranh của các công ty Fintech một mặt sẽ diễn ra gay gắt, nhưng mặt khác sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị cho người dùng.
Do đó, việc liên kết với công ty tài chính Fintech trong bối cảnh này là rất cần thiết vừa làm tăng năng lực cạnh tranh cũng như giảm áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp này. Việc liên kết với doanh nghiệp nào cần được nghiên cứu cụ thể về bối cảnh, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, chính sách liên kết giữa hai bên. - Thứ tư, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để phát triển thương hiệu. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề về môi trường xanh đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm nên theo quan điểm của tác giả để tăng cường liên kết phát triển thương hiệu, Techcombank nên lựa chọn các doanh nghiệp có tuyên bố trách nhiệm xã hội rõ ràng, có quy mô lớn, có sức ảnh hưởng trong nền kinh tế Việt Nam.
3.2.5. Giải pháp phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sảnphẩm liên kết kinh doanh