Loạn nhịp nhanh

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 34 - 35)

Hướng dẫn hồi sức cấp cứu duy nhất năm 2010 về quy trình xử trí loạn nhịp nhanh được đưa ra dựa trên một thực tế quan trọng: không thể phân biệt chính xác các nhịp tim cơ bản.Rất nhiều các lý thuyết khác về xử trí rối loạn thời kì trước ngừng tim cũng tương tự như vậy : • Nhanh chóng đánh giá tình trạng ABC

• Monitor điện tim và ghi lại điện tim ở 12 đạo trình • Cho thở O2.

• Nhận diện và điều trị các nguyên nhân có thể hồi phục. • Đánh giá các dấu hiệu bất thường ( các dấu hiệu của shock,

bất tỉnh, các dấu hiệu suy tim hoặc thiếu máu cơ tim) _ các dấu hiệu này chỉ ra sự cần thiết phải can thiệp khẩn cấp mà đầu tiên là sốc điện đồng bộ

Bệnh nhân bất thường với loạn tim nhịp nhanh

Sốc điện đồng bộ

Thao tác cần sự phối hợp của 2 bác sĩ, một người thực hiện sốc điện, người còn lại (có kinh nghiệm trong gây mê) tiến hành gây tê/gây mê và giữ thông đường thở. Thường thì bệnh nhân sẽ không nhịn ăn trước đó (do cấp cứu gấp), do đó gây ra nguy cơ di vật gây tắc đường thở.Loạn nhịp tim có thể làm giảm cung lượng tim và tăng thời gian tuần hoàn, nên các thuốc (gây tê) truyền tĩnh mạch mất thời gian lâu hơn (bình thường) mới có tác dụng. Nếu các bác sĩ gây tê không biết điều này và tiêm thêm các liều thuốc gây mê sẽ gây ra tụt huyết áp và hôn mê kéo dài.

Khử rung điện là tiến hành sốc điện đồng thời với sóng R để tối thiểu hóa các nguy cơ gây rung thất. Sốc điện đồng bộ hiệu quả khi trị liệu trên các bệnh nhân có các biểu hiện của (underlying rhythms of SVT),cuồng động tâm nhĩ, rung tâm nhĩ,và nhịp nhanh thất. Lựa chọn cường độ năng lượng ban đầu dựa vào đặc điểm của nhịp tim : • Đối với các phức hợp nhịp nhanh tim hoặc rung nhĩ lớn, bắt đầu tại mức 200J với

điện 1 chiều, 120-150J điện hai chiều. Nếu không thành công, tăng cường độ tới 360J điện một chiều hoặc 150J điện 2 chiều.

• Bắt đầu ở mức năng lượng thấp với cuồng động tâm nhĩ và nhịp nhanh trên thất kịch phát - sự dụng 100J điện 1 chiều hoặc 70-120Jđiện hai chiều. Nếu không thành công, tăng mức năng lượng tới 360J điện một chiều và 150 điện hai chiều.

Amiodarone (Thuốc chống loạn nhịp tim)

Nếu sốc điện tim thất bại sau ba lần sốc toàn bộ, tiêm Amiodarone 300mg tĩnh mạch sau hơn 10-20 phút và tiến hành sốc lại. Tiêm Amiodarone qua tĩnh mạch trung tâm vì thuốc có thể gây viêm mạch máu do tạo huyết khối khi tiêm ở các mạch máu ngoại vi. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp có thể tiêm ở các tĩnh mạch ngoại vi lớn.

CHAPTER 3 Medicine

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w