87 Loạn nhịp nhanh phức bộ rộng

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 35 - 36)

Loạn nhịp nhanh phức bộ rộng

Có thể do nhịp nhanh thất, hoặc đôi khi nhịp nhanh trên thất với các rối loạn dẫn truyền gây ra. Người ta mặc định trường hợp nhịp nhanh thất phức bộ rộng là nhịp nhanh thất. Cho bệnh nhân thở O2 nếu cần thiết, đặt cannun tĩnh mạch và làm theo hướng dẫn của Hiệp hội Hồi sức cấp cứu (B.đồ 3.17) và (www.resus.org.uk)

Điều trị uu tiên đối với loạn nhịp tim phức bộ rộng do sự dụng quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng là giữ thông đường thở, trao đổi oxi, thông khí bằng máy thở và điều trị các rối loạn trao đổi chất, tiêm bicarbonate tĩnh mạch, nhưng tránh dùng thuốc chống loạn nhịp (chống nhiễm độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng tr.194)

Biểu đồ 3.18

Đánh giá ECG: phân biệt nhịp nhanh thất với nhịp nhanh trên thất có rối loạn dẫn truyền

Nhịp nhanh thất có xu hướng thường là nguyên nhân gây ra nhịp nhanh phức bộ rộng nếu:

• Bệnh nhân >60 tuổi.

• Bệnh nhân có tiền sử bị IHD hoặc bệnh lý về cơ tim.

• Các dấu hiệu lâm sàng của phân ly nhĩ (quan sát được các sóng Cannon “a” liên tục trên áp suất tĩnh mạch cảnh, tiếng T1 mạnh yếu không đều) • Sóng P đảo ngược ở đạo trình II.

• Trục điện trước tim (frontal plane axis) dị dạng (–90° to –180°). • QRS >0.13sec.

• Có nhát bóp hỗn hợp (‘fusion’ beats) hoặc nhát bắt được thất (capture beats)

• QRS dị dạng không giống với hình ảnh của block các nhánh ở tim • Tất cả các đạo trình trước ngực (V1-6) đều đồng hướng (concordant :

phức bộ QRS ở 6 đạo trình trước tim ( từ V1 - V6) là một dạng, cùng hướng: cùng dương dạng sóng R, hay cùng âm dạng sóng QS) • R>R´ (hoặc r´) ở V1.

• Sóng S sâu (dù là QS, rS hay RS) ở V6.

Torsades de pointes (Xoắn đỉnh)

Đây là dạng hiếm của nhịp nhanh thất đa dạng, liên quan tới hạ magie huyết,hạ kali huyết, khoảng QT dài (bẩm sinh hoặc do thuốc, ví dụ như sotalol, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm). Trục điện tim thay đổi liên tục dẫn đến phức hợp QRS có biên độ nhấp nhô. Thông thường khi kịch phát, bệnh có thể tiến triển thành suy tâm thất. Cần sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn và điều trị bằng truyền magnesium sulphate tĩnh mạch (2g hơn 10 phút = 8mmol hoặc 4ml 50% magiê). trường hợp trơ với các thuốc điều trị có thể cần tạo nhịp vượt tần số.

B.đồ. 3.19

88

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w