Khí máu động mạch

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 47 - 49)

Khí máu động mạch rất hữu ích khi đánh giá tình trạng bệnh nhân tắt thở, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân tiểu đường nhiễm ceton axit (ketoacidosis), những người ốm nặng hoặc những bệnh nhân có nhiễm độc đường tiêu hóa. Nó cho phép đo lường nhanh chóng các chỉ số pH máu,bicarbonate,O2 and CO2. Phần lớn các máy đo khí máu trong phòng cấp cứu còn có chức năng đo đường máu,K+, Hb và lactate, do đó các mẫu khí máu động mạch hoặc tĩnh mạch còn cho phép thử thiếu máu, tụt Kali huyết, và tụt đường huyết.

Đánh giá chức năng hô hấp

Mẫu thử động mạch giúp đánh giá các bệnh nhân có SpO2 thấp hoặc ở các bệnh nhân có bệnh phổi (đặc biệt nếu họ đang dùng oxy liệu pháp). Nếu có thể (yêu cầu thận trọng), lấy mẫu thử đầu tiên khi bệnh nhân thở trong không khí trong phòng. Nếu không thể thì cần ghi chép lại đậm độ oxy cho bệnh nhân thở vào. Đặc biệt với:

• Thiếu oxy, (pO2 <10.6kPa on air). • Tăng cacbon diocide huyết, (pCO2 >6.0kPa).

• Giữ quá nhiều muối gốc bicarbonate (HCO – >28mmol/L). • Nhiễm toan (pH <7.35).

Phân biệt suy hô hấp loại I và loại II

Trong suy hô hấp loại I, bệnh nhân thiếu oxy huyết, pCO2 bình thường hoặc giảm. Trong suy hô hấp loại II, bệnh nhân thiếu oxy huyết nhưng pCO2 tăng, và thường HCO3- tăng. Trong suy hô hấp loại II, suy hô hấp có thể tiến triển nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu dùng oxy đậm độ cao. Duy trì SpO2 ở 88-92%, và kiểm tra ABGs mỗi 30 phút.

Phân biệt suy hô hấp loại II cấp tính và mãn tính.

Bệnh nhân có pCO2 tăng nhẹ thường cũng sẽ cho thấy HCO3- tăng trên ABG. Để bù trừ cho nhiễm toan hô hấp, thận phải đáp ứng bằng cách giữ lại ion bicarbonate trong nhiều ngày (xem toán đồ phía trong trang bìa). Nhiễm toan hô hấp ở những bệnh nhân suy hô hấp loại II mãn tính (tắng PCO2, HCO3, và pH<7.5) chỉ ra tình trạng mất chức năng phổi gây đe dọa tính mạng.

Ở suy hô hấp cấp tính, phổi không có khả năng loại bỏ CO2 (do giảm điểm Glasgow hoặc thở quá nhanh do bất kì nguyên nhân nào), gây ra tăng pCO2 và nhiễm toan hô hấp.Bệnh nhân có thể cần hỗ trợ thông khí.

Một mẫu khí máu tĩnh mạch cung cấp kết quả chính xác về nồng độ K+, lactate, đường, HCO3 , Hb và COHb. Ngoài ra, nếu chỉ số pCO2 bình thường ta có thể loại trừ khả năng bị tăng CO2 huyết.

Các kết quả khí máu khác

Các máy khí máu động mạch tính toán kiềm dư từ nồng độ HCO3- và pH. Nồng độ < -2mmol/L cho thấy tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa (vd: kết quả của việc giữ gốc bicarbonate mãn tính trong suy hô hấp loại II) CHAPTER 3 Medicine

3

99

Nhiễm toan chuyển hóa

Mô hình thường gặp của các chỉ số trong nhiễm toan chuyển hóa là pV<7.35, HCO3–<24mmol/ và BE <–2mmol/L. Có thể có giảm CO2 bù trừ (pCO2<4.5kPa).

• Tăng mức độ axit (nhiễm axit lactic, xeton, hoặc do tiêu hóa/ăn phải các chất salicylates, methanol, ethylene glycol, hoặc metformin). • Giảm đào thải axit (suy thận hoặc toan hóa ông thận loại 1 và 4) • Mất biocarbonate khỏi cơ thể (tiêu chảy, rò túi mật hoặc rò ruột, do

ngộ độc acetazolamide,hoặc toan hóa ống thận loại 2)

Khoảng trống anion

Khoảng trống anion là số lượng anion không được cân bằng bởi các cation (là phép đo các proteins huyết tương nhiễm điện âm). Giá trị thông thường từ 12-16mol/L. Công thức đo:

(Na+ + K+) – (Cl– + HCO3–) đơn vị đo mmol/L

Đo lường khoảng trống anion giúp phân biệt các nguyên nhân của nhiễm toan chuyển hóa. Khoảng trống anion cao chỉ ra có sự dư thừa H+ trong cơ thể. Nguyên nhất hay gặp nhất của khoảng tróng anion cao là nhiễm toan axit lactic. Hầu hết các máy phân tích khí máu đều đo lường lactate (bình thường <2.0mmol/L)

Nguyên nhân gây nhiễm toan lactic

• Giảm lưu thông máu tại mô (chấn thương chảy máu lớn, shock nhiễm trùng huyết).

• Giảm oxi tại mô (giảm õi huyết, nhiễm độc CO hoặc xyanua). • Suy gan.

• Suy thận.

• Ngộ độc Ethylene glycol hoặc methanol (tr.203; tr.202). • Ma túy Cocaine hoặc amphetamines (tr.215).

• Ngộ độc Salicylate (tr.189) hoặt sắt (tr.201). • Thuốc tiểu đường Biguanides (metformin).

• Thuốc trị lao Isoniazid. • Vận động quá sức.

Các nguyên nhân gây khoảng trống anion cao trong nhiễm toan chuyển hóa là nhiễm toan xe-ton (đã bao gồm tiểu đường và nghiện rượu) và suy thận.

Nguyên nhân gây khoảng trống anion trung bình trong nhiễm toan chuyển hóa là tiêu chảy mãn tính, lỗ rò mật hoặc đường ruột, thuốc acetazolamide hoặc toan hóa ống thận.

Khoảng trống nồng độ osmol

Là số đo sự chênh lệch giữa nồng độ osmol trong huyết tương theo tính toán và đo đạc thực tế ở phòng thí nghiệm. Nồng độ osmol của huyết tương được tính bằng :

(2 × Na+) + urea + glucose (tất cả đo bằng mmol/L) Phép trừ giữa kết quả đo ở phòng thí nghiệm cho nồng độ tính toán trên lý thuyết chính là khoảng trống nồng độ osmol. Thông thường chỉ số này <10mOs m/kg

Khoảng trống osmol tăng cao do rượu, methanol, do tiêu hóa/ăn nhầm phải ethylene glycol hoặc acetone, mannitol hoặc sorbitol.

100

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w