103 Tràn dịch màng phổ

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 52 - 53)

Tràn dịch màng phổi

Trong những điều kiện bình thường, mỗi khoang phổi chứa <20mL dịch

Nguyên nhân

Có 2 loại dịch phù là dịch tiết và dịch thấm. Dịch tiết được chẩn đoán nếu tỉ lệ protein trong dịch tràn phổi/ huyết thanh >0.5, tỉ lệ LDH trong dịch tràn/huyết tương > 0.6 hoặc LHD trong dịch tràn > 2/3 giới hạn trên trong khoảng giá trị bình thường của LDH trong huyết tương.

Dịch tiết

• Viêm phổi (vi khuẩn, vi rút, khuẩn mycoplasma).

• U ác tính (ung thư phế quản, u trung biểu mômesothelioma, lymphoma). • Lao phổi.

• Thuyên tác phổi có nhồi máu phổi.

• Các bệnh liên quan đến collagen mạch máu (SLE, thấp khớp). • Áp xe dưới cơ hoàng.

• Áp-xe gan do amip. • Viêm tụy.

• Tràn dưỡng chấp màng phổi (Chấn thương ống ngực—hiếm).

Dịch thấm

• Suy tim.

• Hội chứng thận hư. • Suy gan.

• Quá kích buồng trứng.

• U xơ buồng trứng (Hội chứng Meig—hiếm). • Thẩm phân phúc mạc (chạy thận qua màng bụng)

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng thường do quá trình bệnh lý gây ra. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ nhẹ và khó thở (ban đầu chỉ đau khi vận động/tập thể dục, sau đó đau cả khi nghỉ ngơi) nếu xảy ra tràn dịch lớn. Nếu bệnh nhân có nôn kèm theo đau ngực cho thấy đã vỡ thực quản -> phẫu thuật cấp cứu.

Dấu hiệu của tràn dịch không rõ ràng chỉ cho đến khi thể tích dịch tràn> 500ml. Các dấu hiệu đặc trưng bao gồm khó thở, gõ phổi cho tiếng đục như đá, không có tiếng thở trong vùng tràn dịch.Tiếng thở phế quản có thể nghe được ngay bên trên vùng tràn dịch. Tràn quá nhiều dịch một bên ngực có thể gây ra lạc chỗ trung thất (lệch xa khỏi vùng dịch tràn).

Xét nghiệm chẩn đoán

Chụp X-quang phổi có thể phát hiện tràn dịch màng phổi ở mức nhỏ từ 250ml trở lên, hình ảnh của tràn dịch phổi trên phim là lấp đầy/cùn góc sườn hoành. Làm thêm các xét nghiệm khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch (để phát hiện ra đâu nguyên nhân chính).

Điều trị

Cho bệnh nhân thở O2 và làm hồi sức nếu cần thiết, tùy theo các bệnh lý cơ bản. Hiếm khi đòi hỏi phải chọc dò phổi để điều trị khẩn cấp hiếm khi trong phòng cấp cứu, trừ trường hợp nghi ngờ có tràn máu màng phổi. Chuyển bệnh nhân đến nhóm ý tế để xết nghiệm sâu hơn (bao gồm cả làm chẩn đoán siêu âm chọc dò phổi).

104

Một phần của tài liệu Oxford handbook of emergency medicine (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w