đối xứng và đồng đều. Mức giới hạn 2cm được dùng để quyết định phương pháp điều trị.
• Can thiệp TKMPTP bằng cách chọc hút bằng kim. Nếu không thành công, không lặp lại thao tác trên. Thay vào đặt dẫn lưu lồng ngực bằng phương pháp Seldinger.
• Điều trị các triệu chứng của TKMPTP bằng cách đặt dẫn lưu lồng ngực và nhập viện theo dõi.
• Điều trị cho bệnh nhân TKMPTP không bị ngưng thở bằng cách nhập viện. Việc thông hút phổi cần được các bác sĩ giàu kinh thực hiện có có thể cần phải chụp CT trước đó.
• Luôn đặt ống dẫn lưu lồng ngực ngay sau khi thực hiện thao tác cấp cứu giải áp ngực bằng kim chọc.
• Thông hút và dẫn lưu phổi cần được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm được đào tạo trước đó.
• Chắc chắn rắng bệnh nhân có đường dẫn vào tĩnh mạch. Thực hiện trong môi trường có kiểm soát và với một trợ lý cùng người giám sát phù hợp. Sử dụng kĩ thuật vô trùng.
• Luôn cho bệnh nhân biết trước về phương thức điều trị và xác nhận sự chấp thuận của bệnh nhân (nếu có) bằng văn bản.
• Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có rối loạn đông máu, cần thảo luận với bác sĩ huyết học trước khi can thiệp.
Kĩ thuật chọc hút khí màng phổi
Xác định chắc chắn phía xảy tràn khí màng phổi. Dựng bệnh nhân ngồi thẳng đứng. Chuẩn độ dung dịch 1% lidocaine, sau đó đặt cannun tĩnh mạch 16G ngay trên xương sườn thứ 3 (trong khoảng gian sườn thứ 2) trong đường giữa đòn. Cũng có thể đặt bệnh nhân nằm nghiêng với phía tràn khí màng phổi ở phía trên. Đặt cannun vào khoảng gian sườn thứ 5, trong đường nách trước. Rút kim, lắp van 3 chiều, sau đó hút không khí ra ngoài bằng bơm tiêm 50ml. Tiếp tục hút cho đến khi bệnh nhân ho quá mức, hoặc cho đến khi 2.5L không khí được hút ra.
Đặt dẫn lưu ngực bằng phương pháp Seldinger
Xác định phía màng phổi bị tràn khí. Tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, đảm bảo đủ thuốc giảm đau nhưng tránh gây mê (có thể cần thêm 1mg morphine tĩnh mạch). Dựng bệnh nhân ngồi thẳng đứng và đặt tay ra phía sau đầu. Chuẩn độ 10mL lidocaine 1% tại đường nách trước trong khoảng gian sườn thứ 5. Hút một lượng nhỏ không khí ở màng phổi trong khi chuẩn độ và lưu ý độ sâu của khoang màng phổi. Xác định vị trí của khoang màng phổi bằng kim thăm dò (vừa hút trong vừa chọc qua thành ngực), sau đó luồn dây dẫn qua kim. Rút kim thăm dò, rạch một đường nhỏ trên da và nhẹ nhàng đẩy ống nong qua dây dẫn, nong rộng bằng cách xoay nhẹ. Không đẩy ống nong quá 1cm qua độ sâu của khoang màng phổi.Rút ống nong, sau đó luồn ống dẫn lưu vào ngực theo dây dẫn đến độ sâu 10-12cm. Rút dây dẫn, nối ống thông với bình dẫn lưu màng phổi và khâu vết thương thaatj nhanh (để tránh khí bên ngoài lọt vào phổi). Kiểm tra ống dẫn lưu có sủi bọt và đung đưa không, và tiến hành X-quang phổi..
Xuất viện
Những bệnh nhân không bị ngưng thở, có vùng tràn khí màng phổi nhỏ được xem xét xuất viện. Hướng dẫn bệnh nhân tái khám nếu các triệu chứng của họ nặng lên và dặn họ tránh đi máy bay.Sắp xếp lịch hẹn giữa bệnh nhân với bác sĩ đường hô hấp trong tuần kế tiếp.
Xem thêm tại http://www.brit-thoracic.org.uk
* Đối với các bệnh nhân tràn khí màng phổi lớn nhưng triệu chứng rất ít thì cần điều trị duy trì (tránh các phương pháp xâm nhập)
Tràn khí màng phổi tự phát
Tràn cả hai bên/huyết động không ổn định Tiến hành dẫn lưu màng phổi
Tuổi >50, tiền sử hút thuốc hoặc dấu hiệu rõ ràng của các bệnh phổi cơ bản trên CRX
Không Có
TKMP nguyên phát TKMP
thứ phát
Có >2 cm hoặc không thở được Kích thước >2cm và không thở được Chọc giải áp dùng cannun 16–18G
hút <2.5L Có Không Không Chọc giải áp dùng cannun 16–18G hút <2.5L hút <2.5L Có Kích thước 1–2 cm Thành công (kích thước sau hút<2 cm cải thiện đường thở)Không
Có
Không Thành công
Kích thước sau hút <1 cm Xem xét xuất viện
Tái khám sau 2-4 tuần Không
Có Dẫn lưu ngực
Kích thước 8–14Fr
Nhập viện Oxy lưu lượng cao (nếu không nghi ngờ mẫn cảm với oxi )Nhập viên Quan sát trong 24h
Biểu đồ. 3.23 Xử trí tràn khí màng phổi.1
1 Thorax 2010; 65(Suppl 2): ii18eii31. doi:10.1136/thx.2010.136986.
CHAP AP TE R 3 M ed ici ne 11 6