Động lực làm việc

Một phần của tài liệu QT08033_NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG_K8QT2 (Trang 26 - 28)

7. Nội dung chi tiết

1.1.2. Động lực làm việc

Động lực làm việc luôn gắn liền với mỗi con ngƣời, mỗi công việc, mỗi tổ chức và một môi trƣờng làm việc cụ thể. Và nhƣ vậy động lực lao đông không có công thức chung. Ngƣời lao động là mỗi cá thể độc lập, thực hiện

16

những nhiệm vụ riêng biệt nhau vì vậy cũng có cách tạo động lực khác nhau. Tạo động lực riêng biệt cho mỗi công việc, mỗi ngƣời lao động và mỗi một môi trƣờng cụ thể là khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà quản trị sẽ không thể xây dựng đƣợc một chƣơng trình tạo động lực làm việc cho nhân viên của doanh nghiệp mình nếu nhƣ chƣa hiểu rõ công việc của họ, môi trƣờng làm việc của họ, mối quan hệ giữa họ với tổ chức.

Động lực làm việc là những kích thích xuất phát từ phía bên trong bản thân ngƣời lao động, nhƣng động lực làm việc không phải là một đặc điểm tính cách cá nhân nghĩa là không có ngƣời nào sinh ra đã có sẵn động lực làm việc. ngƣời lao động luôn làm việc hăng say khi họ cảm thấy thích thú hoặc mong muốn đạt đƣợc mục đích từ công việc ấy. Và khi làm việc một cách hào hứng nhƣ vậy họ có thể đạt đƣợc kết quả thực hiện công việc một cách tốt nhất. Vì thế, chúng ta không thể trông chờ vào việc ngƣời lao động sẽ tự tạo động lực cho bản thân họ, đã là nhà quản trị thì phải chủ động xây dựng phƣơng pháp tạo động lực và chƣơng trình hành động cụ thể thì mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Động lực làm việc luôn mang tính tự nguyện, điều này đƣợc thể hiện thông qua sự say mê làm việc hết mình, làm việc một cách có chủ đích, khoa học, hoàn toàn tự nguyện và không hề bị chi phối bởi sức ép nào khác. Tại thời điểm này một lao động có thể có động lực làm việc rất cao nhƣng vào một thời điểm khác động lực lao động chƣa chắc đã còn trong họ. Là nhà quản trị chúng ta cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa hành vi lao động hết mình của ngƣời lao động do chịu một sức ép nào đó từ tổ chức hay do sự tự nguyện của bản thân họ để có biện pháp ứng xử cho phù hợp.

Động lực làm việc là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc nâng cao trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Tuy nhiên cũng cần hiểu

17

rằng không phải cứ có động lực làm việc là dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân vì điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ trí tuệ, trình độ, tay nghề của ngƣời lao động, các phƣơng tiện, công cụ lao động và nguồn lực để thực hiện công việc. Trong thực tiễn ngƣời lao động không có động lực làm việc thì vẫn có thể hoàn thành công việc thế nhƣng chúng ta cũng thấy rằng sự gắn bó, nhiệt huyết của họ với doanh nghiệp là không nhiều. Bản thân họ không thể mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến tận tuỵ cho doanh nghiệp và không khi nào họ là những nhân viên trung thành, là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu QT08033_NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG_K8QT2 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)