Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 27 - 28)

Sau khi xác định công suất của dự án, cần xác định thời gian biểu cho sản xuất (thời gian bắt đầu, khoảng thời gian đạt các mức công suất khác nhau, đạt công suất tối đa, thời gian giảm dần công suất và chấmdứt hoạt động của dự án)

Trong một số trường hợp, khi các yếu tố để xác định công suất chưa rõ ràng (nhu cầu của thị trường); dự án gặp phải các biến động rủi ro; dự án có khó khăn về vốn, do đó để đảm bảo an toàn, các dự án thường phân thành một số đợt đưa vào sử dụng với công suất từ bé đến lớn. Phân chia đợt (phân kỳ đầu tư) dựa vào:

- Khả năng cấp vốn

- Khả năng tiêu thụ của thị trường

- Kết quả so sánh phương án (một đợt, nhiều đợt)

Phương án xây dựng một đợtcó một số ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: Tổng chi phí đầu tư bé hơn khi xây dựng thành nhiều đợt; Tránh được việc phải phá dỡ hay đào bới các công trình đã xây dựng xong ở đợt trước để làm cho đợt tiếp theo

Công suất thiết kế 1 năm = Công suất thiết kế trong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu x Số giờ làm việc trong 1 ca x Số ca trong 1 ngày x Số ngày làm việc trong 1 năm

+ Nhược điểm: Không tận dụng hết công suất ngay từ đầu; Phần vốn bỏ ra cho phần công suất chưa dùng đến bị ứ động không sinh lợi; Phần công trình xây dựng cho công suất chưa dùng đến vẫn phải duy tu, bảo dưỡng và khấu hao.

Phương án xây dựng thành nhiều đợt có một số ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: Vốn đầu tư ban đầu không phải bỏ ra một lúc quá căng thẳng; Ổn định dần dần các yếu tố đầu vào đầu ra; Ổn định dần bộ máy điều hành; Hạn chế được tổn thất khi có biến động đột xuất, bất lợi.

+ Nhược điểm: Giống như phương án xây dựng một đợt.

Để so sánh phương án được chính xác, phải lập dự án đầu tư cho mỗi phương án có tính đến các nhân tốlợi hại của mỗi phương án kể trên.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)