- Chỉ số an toàn của dự án
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀTHẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
3.1.1 Khái niệm
Thẩm định dựán đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng thực hiện và hiệu quả của dựán để từđó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sởđểcác đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
Như vậy thẩm định dựán đầu tư là hoạt động chuẩn bị dựán,cđược thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dựán đã được thiết lập, thỏa mãn các yêu cầu thẩm định của Nhà nước, chủ đầu tư hoặc tổ chức tài chính tín dụng.
3.1.2 Sự cần thiết của thẩm định dựán đầu tƣ
- Sự cần thiết thẩm định dựán đầu tư bắt đầu từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy, trước khi ra quyết đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dựán đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không? Nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào? Việc xem xét này được coi là thẩm định dự án .
- Một dựán đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹlưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy, đểđảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải thẩm định. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đem lại.
- Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không lô gíc, thậm chí có thể có những câu văn, những chữdùng sơ hở có thể gây ra những tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sửa chữa được những sai sót đó.
Như vậy, thẩm định dự án là cần thiết, nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Xuất phát từvai trò và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển, công tác chuẩn bịđầu tư vì một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định dựán đầu tư là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án. Kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án. Chính vì vậy, yêu cầu chung được đặt ra đối với công tác thẩm định dự án:
- Lựa chọn được các dựán đầu tư có tính khả thi cao (có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn)
- Loại bỏđược các dựán đầu tư không khảthi, nhưng không bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư có lợi.
Thẩm định được tiến hành với tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, của mọi thành phần kinh tếnhư: Vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn của các tổ chức chính trị xã hội, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance gọi tắt là ODA), vốn của các thành phần kinh tếkhác…Tuy nhiên, tuỳ theo tầm quan trọng, quy mô và nguồn vốn của từng dự án mà yêu cầu, nội dung và công tác tổ chức thẩm định các dự án này cũng khác nhau. Chúng được tuân thủtheo các quy định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước.
Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước.
- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dựán, tình hinh và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình sản xuất – kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp, các quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng của doanh nghiệp (hoặc của chủđầu tư khác), với ngân hàng và ngân sách nhà nước.
- Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (hoặc của chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thịtrường để phân tích hoạt động chung của doanh nghiệp (hoặc của chủđầu tư), từđó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư.
- Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉtiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định.
- Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có dự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và ngoài nước.
- Thẩm định kịp thới, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồsơ.
- Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể.
3.1.4. Mục đích của thẩm định dựán đầu tƣ
Mục đích của thẩm định dựán đầu tư nhằm lựa chọn được dự án có tính khả thi cao. Bởi vậy, mục đích cụ thểđược đặt ra cho công tác thẩm định dựán đầu tư là:
* Xác định tính chất khả thi của dựán, đảm bảo hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội mong muốn.
- Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: tính hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
- Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khảnăng thực hiện. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có thể thực hiện được. Nhưng khả năng thực hiện của dự án còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dựán…
* Đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính, cũng như các lợi ích và chi phí kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án một cách hợp lý và khoa học. Trên cơ sởđó:
- Đối với chủđầu tư: Ra quyết định đầu tư đúng đắn, đem lại hiệu quả tài chính cao và giảm thiểu rủi ro.
- Đối với tổ chức tín dụng: Ra quyết định tài trợ dựán trên cơ sở hiệu quảđầu tư đảm bảo khảnăng hoàn vốn vay an toàn và gia tăng các lợi ích khác (nếu có)
- Đối với cơ quan Nhà nước: Ra quyết định đầu tư đúng đắn, xác định chế độưu tiên đầu tư hợp lý; phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦATHẨM ĐỊNHDỰ ÁN ĐẦU TƢ
3.2.1 Hồsơ dự án
Theo văn bản quản lý hiện hành, hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở