không an toàn.
Trong thực tế, các kết quả dự tính thu được trong tương lai là không chắc chắn vì có thể xảy ra nhiều điều bất thường, không lường hết được. Trong điều kiện đó, phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp hơn
(1) Ch tiêu điểm hoà vốn * Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hòa vốn tỏng doanh thu bằng tổng chi phí do đó tại đây dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần phải đạt được của dự án đẻ đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ
Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hòa vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hòa vốn thì doanh nghiệp có lãi, ngượclại nếu đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó, chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.
* Xác định số lượng sản phẩm tại điểm hòa vốn (Q ) 0 v p F Q 0 Trong đó: F: Là tổng chi phí cố định (định phí) của dự án
v: Là chi phí biến đổi (biến phí) tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ
p: Là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ
Q0 : Là sản lượng hoà vốn
* Xác định doanh thu tại điểm hòa vốn (D ) 0
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm hoặc chỉ cung cấp 1 loại dịch vụ, ta có công thức sau: v p F p p Q D 0 0 0
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc cung cấp nhiều loại dịch vụ, ta có công thức sau: m i m i i i i i i i p x p x p v F D 1 1 0 1 Trong đó: m : Số loại sản phẩm i p : Giá bán một đơn vị sản phẩm i i
v : Biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm i
i
x : Là sản phẩm loại i
i = 1, 2, 3,....m
Chi phí (Doanh thu) Q0 Hình 2.2: Đồ thị xác định điểm hòa vốn Nhìn đồ thị cho thấy:
+ Nếu sản lượng nhỏ hơn Q0thì doanh thu nhỏ hơn chi phí nên bị lỗ
+ Nếu sản lượng lớn hơn Q0thì doanh thu lớn hơn chi phí nên có lãi
+ Tại sản lượng Q0có doanh thu băng chi phí, tức là hoà vốn
* Đánh giá dự án đầu tư theo ch tiêu điểm hòa vốn
+ Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, khả năng thua lỗ càng nhỏ
+ Nếu dự án có nhiều phương án thì phương án nào có điểm hoà vốn nhỏ hơn được đánh giá cao hơn
Trong thực tế, dự án thuộc các ngành khác nhau có cơ cấu đầu tư vốn khác nhau nên điểm hoà vốn rất khác nhau. Do đó, điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể.
* Ưu nhược điểm của ch tiêu điểm hòa vốn
Ưu điểm: Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có nhiều biến động.
Nhược điểm: Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận cũng như hiệu quả của mộtđồng vốn bỏ ra.
(2) Phân tích độ nhạy của dự án đầu tư
Tổng doanh thu
Tổng Chi phí
Biến phí
Chi phí cố định
Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ lâu dài. Nhưng các tính toán lại dựa trên giả định. Thực tế diễn ra không đúng như giả định, do đó dự án có thể không đứng vững. Vì vậy, cần phải phân tích để biết dự án có chắc chắn không khi có những thay đổi bất lợi so với các giả định ban đầu. Đó là phân tích độ nhạy của dự án.
Vậy, phân tích độ nhạy là phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra.
* Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là:
Mức lãi suất tính toán trong dự án
Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ
Chi phí khả biến
Thời kỳ hoạt động của dự án..
* Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là:
Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)
Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ (Thv) Điểm hoà vốn…
Nếu kết quả phân tích cho thấy: Sự thay đổi bất lợi của các đại lượng đầu vào mà dự án vẫn có hiệu quả thì đó là một dự án chắc chắn, có thể triển khai được. Còn trong trường hợp ngược lại, phải có biện pháp đề phòng hoặc khước từ dự án.
* Các bước phân tích độ nhạy của dự án đầu tư
Xác định các đại lượng đầu vào không an toàn chủ yếu của dự án
Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các đại lượng này Xác định sự ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi đến chi phí và lợi ích và tính toán
chỉ tiêu hiệu quả tương ứng với sự thay đổi đó.
Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng.
* Một số phương pháp phân tích độ nhạy của dự án