- Chỉ số an toàn của dự án
8- Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ
của dự án.
3.4.6. Thẩm định khía cạnh kinh tế-xã hội của dự án
Đánh giá về mặt kinh tế quốc gia và lợi ích xã hội mà dự án mang lại thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại. Các chỉ tiêu này cần được kiểm tra và đánh giá cụ thể để thấy được các tác động của dựán đối với nền kinh tế và xã hội. Các chỉ tiêu thường được xem xét: số lao động có việc làm từ dự án, số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư, mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, mức tiết kiệm ngoại tệ, mức đóng góp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, tác động đến sự phát triển các ngành, địa phương và vùng lãnh thổ…
Đối với các dự án mua sắm thiết bị hàng hóa thuộc vốn đầu tư nhà nước: Nội dung việc thẩm định có đơn giản hơn, chủ yếu đi vào xem xét và rút ra kết luận về các vấn đề sau:
- Các điều kiện pháp lý
- Phân tích, kết luận nhu cầu và yêu cầu mua sắm, đổi mới, tăng thêm trang thiết bị, hàng hóa.
- Phân tích kết luận về quy mô, công suất của trang thiết bị cần tăng thêm. - Phân tích, kết luận về việc lựa chọn công nghệ, thiết bị
- Đánh giá về tài chính và hiệu quả của dự án, bao gồm các kết luận về nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn và các điều kiện huy động, khảnăng hoàn vốn, khả năng vay trả, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án.
Đối với các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì các dự án này phải thẩm định cả sự phù hợp của dựán đầu tư với nhiên phải hết sức linh hoạt tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của dựán, không nên quá máy móc, áp đặt.
3.5. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
3.5.1. Quy trình tổ chức thẩm định dự án
Quy trình tổ chức thẩm định dựán được tiến hành theo trình tự sau