Một số tác động khác

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 72 - 74)

- Chỉ số an toàn của dự án

c. Một số tác động khác

Đóng góp vào ngân sách: Ta thấy rằng ngân sách quốc gia càng tăng nhanh thì càng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do nguồn ngân sách chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung của xã hội và cần thiết phải phát triển. Vì vậy, dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách qua các loại thuế và các khoản thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn khi xét về sự đóng góp vào lợi ích kinh tế - xã hội của dự án. Để xem xét hiệu quả của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư.

Ảnh hưởng dây chuyền: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các ngành các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn ảnh hưởng thúc đầy sự phát triển của các ngành khác. Ví dụ như khi có một dự án lớn đầu tư vào ngành khai thác quặng sắt, thì nó cũng sẽ có tác động nhất định đến các ngành luyện kim hay cơ khí chế tạo. Hoặc với một dự án sản xuất đường có thể tác động nhất định đến việc sản xuất mía tại địa phương. Tuy nhiên, ảnh hưởng dây chuyền này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng có tác động tiêu cực. Vì vậy, khi phân tích phân tích dự án phải tính đến cả hai yếu tố này.

Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kết cầu hạ tầng: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. Dự án đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông ngoài lợi ích về tài chính còn có thể giúp tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam, tăng cường khả năng và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quảnlý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.

Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên...).

2.3.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của dự án đến môi trƣờng sinh thái

Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương... Các tác động tiêu cực bao gồm việc ôi nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy, trong phân tích dự án các tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực phải được quan tâm thoả đáng.

Có nhiều phương pháp đánh giá tác động đến môi trường của một dự án đầu tư: Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí, phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp ma trận hay phương pháp danh mục các điều kiện môi trường v.v... Nhưng phương pháp phân tích dễ hiểu và mang tính tổng hợp cao có lẽ được thực hiện ở công thức sau:

              N i t s t t n t t s t t EI r EC EB r C B NPV 0 0 1 1 Trong đó:

Bt: Lợi ích từ dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường tại năm t;

Ct: Chi phí của dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường năm t;

EBt: Giá trị các ngoại ứng tích cực đến môi trường năm t;

ECt: Giá trị các ngoại ứng tiêu cực đến môi trường năm t; n: Vòng đời sản xuất của dự án;

N: Vòng đời dài hạn của dự án với các tác động kéo dài tới môi trường, N được giả thiết là kéo dài tới vô cùng.

Thường là rất khó khăn khi đánh giá định lượng các ảnh hưởng về mặt môi trường của một dự án đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh giá này là rất cần thiết và nên đánh giá chúng càng chính xác càng tốt hoặc về mặt giá trị hoặc về mặt định lượng phi tiền tệ. Nếu như không định lượng được theo hai tiêu chuẩn trên thì có thể đánh giá định tính.

Trong trường hợp không có giá thị trường để đánh giá các tác động đến môi trường thì việc tham khảo các trường hợp tương tự hay ước tính gián tiếp sẽ được sử dụng để tính giá trị

theo lôgic. Các chi phí này có thể lượng tiền đền bù hay trợ cấp mà mỗi cá nhân có thể chấp nhận được để chịu đựng các tác động tiêu cực mà dự án gây nên hay chi phí tối thiểu để bảo tồn, duy trì chất lượng môi trường ở trạng thái ban đầu. Các khoản lợi ích cũng có thể lượng hoá theo cách tương tự. So sánh giữa lợi ích và chi phí thu được chúng ta có thể đánh giá được

ảnh hưởng thuần tuý của dự án đến môi trường. Tuy nhiên các đánh giá này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi đối với từng dự án trong các điều kiện khác nhau.

2.4. LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN ĐẦU TƢ

2.4.1. Lựa chọn phƣơng án đầu tƣ theo khía cạnh tài chính

Xét trên phương diện tài chính để lựa chọn phương án đầu tư, chúng ta sử dụng các độ đo hiệu quả tài chính như: Thu nhập thuần lớn nhất, chi phí nhỏ nhất; thời hạn thu hồi vốn ngắn nhất; điểm hòa vốn nhỏ nhất; IRR > r giới hạn và lớn nhất....

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)