Khác nhau về mặt tính toán

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 63 - 66)

- Chỉ số an toàn của dự án

2- Khác nhau về mặt tính toán

Do khác nhau về góc độ và mục tiêu nghiên cứu, nên trong tính toán cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Đối với phương pháp nghiên cứu chi phí - lợi ích , về cơ bản việc nghiên cứu kinh tế - xã hội dự án đầu tư không tách rời với phân tích tài chính. Mà giữa chúng có mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau do các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án nói chung là giống nhau. Về nguyên tắc, nghiên cứu tài chính phải tiến hành trước và làm cơ sở cho nghiên cứu kinh tế - xã

hội. Chỉ có điều, khi sử dụng các kết quả của nghiên cứu tài chính để tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội cần phải chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, đối với thuế: Đối với các nhà đầu tư, thuế phải nộp là một khoản thu nhập của ngân sách quốc gia và cũng là khoản thu của nền kinh tế. Ngược lại, việc miễn hay giảm thuế cho các nhà đầu tư lại là một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Vì vậy, về mặt tính

toán, khi tính thu nhập ròng trong nghiên cứu tài chính ta đã trừ đi các khoản thuế thì trong nghiên cứu kinh tế - xã hội ta phải cộng các khoản này vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội mà dự án đem lại (đó là đối với việc tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế - xã hội từ kết quả của nghiên cứu tài chính).

Tương tự, đối với các khoản trợ cấp, bù giá thì đó là một ưu đãi, một lợi ích cho các nhà đầu tư nhưng nó lại là một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế - xã hội của dự án, ta phải trừ đi các khoản trợ giá hay bù giá nếu có.

Thứ hai, đối với tiền lương và tiền công trả cho người lao động là một khoản chi đối với nhà đầu tư song lại là một khoản thu mà dự án mang lại cho dự án. Nói cách khác, trong nghiên cứu tài chính, chúng ta coi tiền lương và tiền công là chi phí thì trong nghiên cứu kinh tế - xã hội ta phải coi các khoản này là thu nhập. Tuy nhiên, tiền lương và tiền công thực chi của dự án trong phần lớn các trường hợp không phản ánh hết được giá trị lao động đóng góp cho dự án. Vì vậy, trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, người ta thường sử dụng khái niệm “lương mờ” (shadow wage) hay là mức lương tham khảo. Nhưng để đơn giản, người ta có thể điều chỉnh giản đơn như sau: Đối với lao động có kỹ năng (skilled labour) người ta để nguyên như trong nghiên cứu tài chính, đối với lao động không có kỹ năng (unskilled labour) chỉ tính

là 50%.

Thứ ba,đối với các khoản vay nợ, khi trả nợ (cả gốc và lãi) không được tính là một chi

phí xã hội hay lợi ích xã hội do đây chỉ là một khoản chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà thôi chứ không phải là khoản gia tăng của xã hội. Nhưng trong nghiên cứu tài chính, chúng ta đã trừ đi khoản nợ này như là một khoản chi phí, vì vậy trong nghiên cứu kinh tế - xã hội chúng ta phải cộng vào khi tính các chỉ tiêu nghiên cứu có liên

quan.

Thứ tư, đối với giá cả đầu ra và đầu vào, trong nghiên cứu tài chính, giá này được lấy theo giá thị trường. Nhưng trong thực tế và đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển thì giá thị trường không phản ánh đúng giá trị thực của hàng hoá (cả đầu ra và đầu vào). Bởi vì do tác động của các chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền... làm cho giá thị trường bị bóp méo và không phản ánh đúng giá trị thực của hàng hoá. Vì vậy, nếu dùng giá này thì nó sẽ không phản ánh đúng mức lời hay lỗ đứng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Do đó, khi nghiên cứu kinh tế - xã hội cần phải loại bỏ những méo mó, sai lệch nói trên của giá cả. Một mức giá tham khảo được sử dụng để điều chỉnh lệch lạc đó gọi là “giá mờ” (shadow price).

Thứ năm, tỷ suất triết khấu trong nghiên cứu tài chính có thể lấy trực tiếp theo mức chi phí sử dụng vốn huy động trên thị trường. Trong khi, tỷ suất triết khấu trong nghiên cứu kinh

tế - xã hội là chi phí xã hội thực tế của vốn và có thể phải được điều chỉnh căn cứ vào mức lãi suất trên thị trường vốn quốc tế.

Đối với đất đai, chi phí sử dụng đất chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng mảnh đất đó cho dự án. Khi tính toán hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu tính toán thể hiện hiệu quả trực tiếp bằng tiền còn khi tính toán và nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội còn xen xét cả các hiệu quả trực tiếp và gián tiếp chúng bao gồm hiệu quả đo được và hiệu quả không thể đo được. Việc nghiên cứu tài chỉnh giúp cho các nhà quản lý vĩ mô chọn được các dự án tối đa hoá phúc lợi xã hội.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án 1- Giá trị gia tăng thuần (NVA - Net Value Added) 1- Giá trị gia tăng thuần (NVA - Net Value Added)

Giá trị gia tăng thuần là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp trực tiếp của dự án cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Giá trị gia tăng thuần chính là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:

MI I

O

NVA  

Trong đó:

NVA: Giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng do dự án đem lại. Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế.

O (Output): Giá trị đầu ra của dự án

MI (Input of materials and services): Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra như trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng...).

I (Investment): Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị.

Giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng (NVA) có thể được tính cho một năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho một năm, công thức tính như sau:

i i

i

i O MI D

NVA   

Trong đó:

NVAi: Giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng năm i của dự án.

Oi: Giá trị đầu ra của dựán năm i

* Tính NVA cho cả đời của dự án, công thức sau sẽ được áp dụng:   vo iPV n i n i i O MI I NVA NVA    0 0 Trong đó: vo

I : Là giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phân tích.

* Tính NVA bình quân năm cho cả một thời kỳ, ta có:

  n I MI O NVA n i vo iPV      0 Hoặc:     1  1 1 0               s n n s s n i vo iPV r r r I MI O NVA Trong đó

rs : Là tỷ suất chiết khấu xã hội.

NVA bao gồm 2 yếu tố: Chi phí trực tiếp trả cho người lao động (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp lương (Wage WA)và thặng dư xã hội (Social Surplus - SS). Hay:

SS WA NVA 

Trong đó:

WA: Là tổng thu nhập của người lao động và phụ thuộc vào mức độ làm việc và mức lương bình quân của người lao động.

SS: Là thu nhập của xã hội từ hoạt động của dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi vay, cổ tức, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và lợi nhận không phân phối để lại cho cơ sở lập các quỹ).

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)