- Chỉ số an toàn của dự án
2- Về trách nhiệm và quyền hạn của Bộ kế hoạch và đầu tƣ
4.6.5 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
Một trong những mục tiêu cơ bản của đấu thầu là lựa chọn được nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, khách quan và minh bạch. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có một cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết những kiến nghị phát sinh trong đấu thầu, đặc biệt là kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong thời gian qua, việc thiếu các quy định về xử lý kiến nghị trong đấu thầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chính xác của các quyết định lựa chọn nhà thầu. Đây là một trong những vấn đề đang được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm.
Theo quy định tại Khoản 37 Điều 4 Luật đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu và đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầuvà những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng. Như vậy, kiến nghị trong đấu thầu có đặc thù riêng, không phải là các khiếu nại về quyết định hành chính mà mang bản chất tương tự các vướng mắc nảy sinh trong giao dịch dân sự. Vì vậy, Luật đấu thầu quy định một cơ chế riêng để giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Theo đó, một trong những nguyên tắc được ghi nhận ngay trong Luật này đó là thừa nhận quyền của nhà thầu trong việc lựa chọn cách thức, thủ tục giải quyết kiến nghị để đảm bảo quyền lợi của mình. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án hoặc lựa chọn cách thức giải quyết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 73 Luật đấu thầu.
Trong trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án, việc giải quyết kiến nghị được tiến hành theo các quy định cụ thể sau đây:
hứ nhất, về quyền kiến nghị
Theo quy định của Luật đấu thầu, nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Như vậy, quyền kiến nghị của nhà thầu dự thầu không phải chỉ khi có kết quả đấu thầu mà có thể được thực hiện tại bất kỳ điểm nào trong quá trình đấu thầu khi nhà thầu đó thấy rằng quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo theo các quy định của pháp luật.
hứ hai, về thẩm quyền giải quyết kiến nghị
Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền.
Để đảm bảo tính đúng đắn của quyết định giải quyết đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, Luật đấu thầu quy định đối với loại kiến nghị này thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 Luật đấu thầu.
hứ a, về thời gian để kiến nghị
Thời gian để kiến nghị được quy định cụ thể trong hai trường hợp khác nhau:
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu;
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười
ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.
hứ tư, về quy trình và thời hạn giải quyết kiến nghị
Cơ chế giải quyết kiến nghị theo quy định của Luật đấu thầu về cơ bản được thực hiện
theo ba cấp:trước tiên là bên mời thầu giải quyết kiến nghị, sau đó đến chủ đầu tư, tiếp theo là người có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với từng loại kiến nghị, quy trình và thời hạn giải quyết kiến nghị có sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu, việc giải quyết kiến nghị được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Bên mời thầu giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày
làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết.
+ Chủ đầu tư giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là
bảy ngàylàm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
+ Người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa làmười ngàylàm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, việc giải quyết cũng được thực hiện với các bước ban đầu tương tự như đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, do tầm quan trọng đặc biệt của kết quả lựa chọn nhà thầu, đồng thời, để giải quyết một trong những vướng mắc cơ bản trong thực tiễn đấu thầu hiện nay ở nước ta,
trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Luật đấu thầu đã thiết kế một mô hình mới với sự tham gia của tổ chức bao gồm nhiều thành phần, có tính độc lập cao so với các bên tham gia đấu thầu, đó là Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Sự tham gia của Hội đồng tư vấn trong cơ chế giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu nhằm giúp cho việc giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền được khách quan, công bằng và đúng
đắn hơn.
Như vậy, quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
+ Bên mời thầu giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày
làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết.
+ Chủ đầu tư giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là
bảy ngàylàm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tưvấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết;
+ Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngàykể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong thời hạn tối đa là năm ngàylàm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền
thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Để đảm bảo thực hiện các quy định của Luật đấu thầu về giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, Luật đấu thầu giao cho Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.