Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 125)

- Chỉ số an toàn của dự án

4- Hình thức tự thực hiện

4.4.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trong quan hệ hợp đồng, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên có quyền. Thỏa thuận về biện pháp bảo đảm là một trong những yếu tố để các bên đi đến quyết định có ký kết hợp đồng hay không. Theo quy định của Bộ luật dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Đồng thời, khoản 2 điều 318Bộ luật dân sự quy định người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm đó.

Trong đấu thầu, xuất phát từ quy mô và tính chất quan trọng của các dự án được đấu thầu, Luật đấu thầu quy định bắt buộc nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồngtrước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng. Trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Theo nguyên tắc chung khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)