Phân tích khả năng trả nợ của dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 60 - 61)

- Chỉ số an toàn của dự án

c. Phân tích khả năng trả nợ của dự án

Phân tích khả năng trả nợ của dự án không chỉ chú trọng vào nguồn lực thực sự được sử dụng trong dự án, mà còn tính tới các khoản thu chi có thể tác động tới sự cân bằng tiền mặt của dự án, tính đến tất cả những thay đổinhư trả nợ, trả lãi cổ phần, các khoản chi bằng tiền mặt và nguồn thu bằng tiền mặt.

Phân tích mức an toàn vè khả năng trả nợ được tiến hành từng năm của dự án với giá cả hiện hành. Phân tích khả năng trả nợ sử dụng ba chỉ tiêu sau:

- Dòng tiền mặt vào: Gồm toàn bộ thu nhập bằng tiền mặt từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án (gọi là doanh thu);giá trị các khoản nợ phải thu.

- Dòng tiền mặt ra: Gồm toàn bộ chi phí mua hàng, quản lý và đầu tư, tiền thanh toán nợ và lãi phải trả.

- Tình trạng tiền mặt: Được xác định trên cở sở của dòng tiền mặt vào và ra đã được xác định ta có thể cân bằng tiền mặt bằng cách lấy tổng dòng tiền mặt vào trừ đi tổng dòng tiền mặt ra.

+ Nếu cân bằng tiền mặt mang dấu dương ở thời điểm nào đó tức là dự án dư thừa tiền mặt, khả năng thanh toán tốt.

+ Nếu cân bằng tiền mặt âm, dự án rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt. Trường hợp này chủ dự án cần có những giải pháp điều chỉnh thích hợp để tạo điều kiện cho dự án có khả năng

thanh toán cao.

2.3. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ THEO KHÍA CẠNH KINH TẾ -XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG

2.3.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trƣờng và tác dụng của nghiên cứu kinh tế - xã hội và môi trƣờng của dự án đầu tƣ môi trƣờng của dự án đầu tƣ

Lập dự án đầu tư khía cạnh kinh tế - xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội.

Lập khía cạnhkinh tế - xã hội của dự án nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn bộ xã hội thu được với những chi phí xã hội đã bỏ ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinhtế và của xã hội. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang lại mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, góp phần chống ôi nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh... hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm , mức tăng thu ngoại tệ hay giá trị sản phầm gia tăng thuần

túy.

Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.

Như vậy, lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình cho dự án và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở xản xuất

kinh doanh).

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)