- Chỉ số an toàn của dự án
b. Ưu nhược điểm của chỉ tiêu B/C khi lựa chọn phương án đầutư
- Ưu điểm
+ Có tính đến sự biến động của các khoản thu, chi theo thời gian cho cả đời dự án. + Ngoài việc dùng để đánh giá phương án, B/C có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ số B/C cao hơn.
- Nhược điểm
+ Sử dụng tỷ số B/C trong việc so sánh lựa chọn phương án có thể dẫn đến sai lầm khi chọn các phương án loại trừ nhau có quy mô khác nhau. Phương án có tỷ số B/C cao nhưng
quy mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn và phương án có tỷ số B/C thấp hơn song quy mô lớn hơn nên có NPV cao hơn. Bởi vậy nếu lựa chọn phương án có tỷ số B/C cao đã bỏ qua cơ hội thu nguồn lợi lớn. Chính vì nhược điểm này nên trong so sánh lựa chọn các phương án loại trừ nhau có vốn đầu tư khác nhau theo chỉ tiêu B/C phải sử dụng nguyên tắc so sánh theo gia số đầu tư. Với phương pháp này phương án được chọn có NPV lớn nhất còn chỉ tiêu B/C chỉ cần thỏa mãn điều kiện ≥ 1
+ Viếc so sánh theo chỉ tiêu B/C nhưng về thực chất vẫn ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV khi so sánh hiệu quả theo gia số đầu tư.
+ Tỷ số B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án. Với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí dẫn đến chỉ số B/C của dự án khi tính ra có giá trị khác nhau. Điều này có thể dẫn tới sai lầm khi so sánh, xếp hạng các dự án nếu không có sự thống nhất trong cách tính chỉ số lợi ích – chi phí.