ĐẤU THẦU DỰ ÁN ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 103 - 104)

- Chỉ số an toàn của dự án

ĐẤU THẦU DỰ ÁN ĐẦU TƢ

4.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU DỰ ÁN ĐẦU TƢ4.1.1. Khái niệm đấu thầu 4.1.1. Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được gia trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.

Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Trong đấu thầu xây lắp nhà thầu là nhà xây dựng; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam.

4.1.2 Mục đích của đấu thầu

Trong mỗi chu trình dự án đầu tư dù của Nhà nước hay tư nhân, chủ đầu tư đều phải thực hiện nhiều công việc khác nhau từ việc xây dựng, phân tích, thẩm định, lựa chọn công nghệ đến việc xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị, ... Để thực hiện những công việc này chủ đầu tư có thể tự làm hoặc thông qua các tổ chức cá nhân khác có đủ điều kiện chuyên môn hoá thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, các dự án thuộc khu vực kinh tế nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức thứ hai. Vấn đề còn lại và quan trọng nhất của chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được những tổ chức, cá nhân có khả năng thực hiện tốt những công việc trong chu trình của một dự án. Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong

nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương thức có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như là một phương pháp quản lý có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Đấu thầu trong quản lý dự án là một vấn đề được chính phủ rất quan tâm, ngày 17/3/2015 Chính phủ đã ban hành quy chế đấu thầu tại Nghị định 30/2015/NĐ-CP. Trong đó đấu thầu được xem như là một nguyên tắc trong quản lý dự án nhànước.

4.1.3. Các loại đấu thầu trong quản lý dự án1- Đấu thầu lựachọn tƣ vấn 1- Đấu thầu lựachọn tƣ vấn

Đây là một trong những loại hình đấu thầu chuẩn bị và thực hiện đầu tư nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc:

+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Tư vấn thực hiện dự án:

+ Lập, thiết kế, tổng dự toán và dự toán. + Thẩm định thiết kế và tổng dự toán.

+ Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầu.

- Các tư vấn khác:

+ Vận hành trong thời gianđầu.

+ Thực hiện chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý dự án.

2- Đấu thầu mua sắm hàng hoá

Đây là một trong những loại hình đầu thầu thực hiện đầu tư nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc mua sắm vật tư thiết bị cho dự án.

Vật tư thiết bị của dự án bao gồm thiết bị hoặc thiết bị lẻ, thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và vật liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)