Phƣơng pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 107 - 108)

- Chỉ số an toàn của dự án

3- Phƣơng pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu không được bỏ sót, bổ sung hoặc thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình xét thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói

thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Theo quy định của Luật đấu thầu thì việc

đánh giá hồ sơ mời thầu được thực hiện theo hai bước là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

4.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU4.2.1. Khái niệm 4.2.1. Khái niệm

Hình thức lựa chọn là cách thức mà các chủ đầu tư sử dụng để lựa chọn nhà thầu nhằm chọn được nhà thầu tốt nhất đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu trong những hoàn cảnh nhất định. Hình thức lựa chọn nhà thầu tốt nhất, bảo đảm cạnh tranh và được áp dụng phổ biến nhất chính là đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của gói thầu, đơn giản thủ tục, giảm chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Luật đấu thầu cho phép áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt.

Trước khi bộ Luật đấu thầu được ban hành, theo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Quy chế đấu thầu, hình thức đấu thầu rộng rãi chỉ chiếm 14%, trong khi đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu lại phổ biến với tỷ lệ khoảng 70%. Cụ thể,trong năm 2004 chỉ có hơn 4.200 gói thầu được đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu chiếm tới 18.500 gói. Nguyên nhân là các dự án thuộc bộ, nghành hoặc địa phương nào quản lý thì triển khai thực hiện thường chủ yếu do các doanh nghiệp trực thuộc đảm nhiệm từ thiết kế, cung cấp thiết bị xây lắp đến giám sát thi công. Cách làm này dẫn đến độc quyền, thiếu tính cạnh tranh và minh bạch. Một số nhà thầu tư vấn được giao thực hiện giám sát thi công dễ thông đồng với nhà thầu để rút ruột công trình hoặc thay đổi chất lượng vật tư sử dụng. Không ít trường hợp nhượng lại cho nhà thầu khác để hưởng chênh lệch dưới dạng bán thầu. Hiện tượng chia nhỏ các gói thầu để tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu vẫn xảy ra tràn lan, tạo điều kiện cho các nhà thầu liên kết, móc ngoặc dưới dạng “quân xanh, quân đỏ”.

Để khắc phục những hạn chế, tiêu cực này Luật đấu thầu đã có những quy định chặt chẽ hơn về các hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)