THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 29 - 31)

NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây cùng với xu thế phát triển và hội nhập, công tác NCKH trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực và đều được sự chú trọng quan tâm. Trong

28 KH&CN QUI

đó, các trường Đại học Việt Nam chú trọng khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu với khoảng 1000 nhóm nghiên cứu [2]. Vì vậy, các công bố khoa học trên tạp chí thuộc danh mục hệ thống ISI/Scopus từ các nhóm nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam liên tục tăng lên trong những năm qua, góp phần đưa xếp hạng khu vực, quốc tế của các trường ĐH tăng lên đáng kể. Theo TSKH Nguyễn Đình Đức [3], Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ kết quả khảo sát 463 nghiên cứu sinh và 333 giảng viên của các cơ sở GDĐH trên toàn quốc, cho thấy: Nhóm giảng viên/nghiên cứu sinh tham gia nhóm nghiên cứu có công bố quốc tế uy tín cao gấp hơn 4,6 lần so với nhóm giảng viên/nghiên cứu sinh chưa từng tham gia nhóm nghiên cứu

Như vậy có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại khi mà các cơ sở giáo dục đại học đều thấy được tầm quan trọng của việc hình thành NNC trong việc thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học nên hầu như các trường ĐH trong cả nước đã hình thành các

NNC theo từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể, đặc biệt một số trường Đại học đã bước sang giai đoạn phát triển rất nhanh và hiệu quả các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tinh hoa.

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các NNC, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2020. Theo cơ sở dữ liệu Elsvier [4], số bài báo quốc tế trong danh mục Scopus (đã bao gồm ISI) của Việt Nam năm 2020 đến nay là 17.028 bài trong đó các bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI là 12482 bài [5], tăng 4.462 bài so với năm 2019 (12.566 bài) và tăng gần gấp đôi nếu so với năm 2018 (8.783 bài). Năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khen thưởng cho 2.412 bài báo công bố trên các tạp chí danh mục ISI, SCI, SCIE với tổng kinh phí 8 tỷ đồng. Năm 2020, đã khen thưởng cho 34 trường thuộc Bộ tổng cộng 3.627 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE với tổng kinh phí 10,8 tỉ đồng [6].

Hình 1. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trên các tạp chí danh mục ISI giai đoạn 2011-2020 [4]

Một số trường Đại học có các NNC hoạt động hiệu quả như: Đại học bách khoa Hà Nội hiện nay với 180 nhóm nghiên cứu đang hoạt động và hoạt động rất hiệu quả với 491 bài báo đăng trên các tạp chí danh mục ISI được khen thưởng năm 2020. Đại học Đà Nẵng hiện có 40 nhóm nghiên cứu – giảng dạy, đã và đang thực hiện 15 đề tài KHCN cấp Nhà nước, 01 chương trình KHCN cấp Bộ, 43 đề tài cấp Bộ, 24 đề tài cấp tỉnh, thành, 05 bằng phát minh sáng chế, công bố quốc tế chiếm 1/3 tổng số bài báo thuộc hệ thống ISI và Scopus của ĐH Đà Nẵng. Đại

học Thái Nguyên đã thành lập được 36 nhóm nghiên cứu. Riêng nhóm nghiên cứu tối ưu hóa trong thiết kế và gia công cơ khí của trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Ðại học Thái Nguyên), nhóm đã thực hiện thành công một số đề tài cấp bộ, cấp tỉnh và gần 20 đề tài cấp cơ sở, phần lớn các đề tài đều phục vụ cho khoa học, sản xuất, trong năm 2020 nhóm này đã có 30 bài nghiên cứu công bố quốc tế. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH) có gần 40 nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó có khoảng 8 nhóm chủ lực về các lĩnh vực như: Cơ

KH&CN QUI 29 khí - tự động hóa, hóa – sinh - môi trường, công

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)