NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA LƢU HỌC SINH LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 57)

LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Nguyễn Phương Thuý

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Email: Thanhthuy7782@gmail.com Mobile: 0904676128

Tóm tắt

Từ khóa:

Hoạt động tự học; Kết quả học tập; Lưu học sinh Lào; Nhận thức; Phương pháp tự học.

Những năm gần đây, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực giúp nước bạn Lào. Nhà trường đã tăng cường đầu tư về mọi mặt nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh (LHS) Lào.

Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học (HĐTH) của LHS Lào tại trường ĐHCNQN còn nhiều hạn chế, nhiều LHS Lào chưa dành nhiều thời gian cho HĐTH, chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức và phương pháp tự học chưa phù hợp... . Trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu HĐTH của LHS Lào, bài viết tập trung phân tích thực trạng HĐTH của LHS Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH của LHS Lào tại trường ĐHCNQN.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, HĐTH là một đòi hỏi tất yếu khách quan không thể thiếu trong quá trình học tập. Người học bắt buộc phải có phương pháp học để tự phát huy năng lực của bản thân và đáp ứng những đòi hỏi của công việc trong tương lai.

HĐTH của sinh viên (SV) giữ vai trò quan trọng, là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại học. Đối với giáo dục đại học, học có phương pháp là vô cùng quan trọng và đã

được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương

pháp giáo dục đại học phải được coi trọng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.[1] Đối với LHS Lào, HĐTH càng có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nâng cao kết quả học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kỹ năng học tập và có thái độ đúng đắn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những năm qua, LHS Lào đến trường ĐHCNQN học tập, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp những khó khăn: LHS Lào học tiếng Việt tại trường ĐH Hạ Long thuần tuý chỉ là ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ chuyên ngành ít được đề cập. Năng lực tiếng Việt của một số em tiến triển chậm do các em ít hoạt động xã hội, không được tham gia vào các gia đình Việt Nam sinh sống, sống trong kí túc xá lại ở riêng LHS Lào với nhau nên ít có cơ hội nâng cao tiếng Việt. Về lối sống, sinh hoạt cũng có những khác biệt…Trong mọi lĩnh vực hoạt động, đa số LHS Lào thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị học hỏi. Trong học tập, các LHS Lào thường luôn mong

muốn được khẳng định, thể hiện bản thân và thích được biểu dương, đánh giá, ghi nhận kịp thời. Tuy nhiên, những đức tính cần thiết cho NCKH như: Tự giác, năng động, nhạy bén, cần cù, kiên trì, chịu khó… thì không phải thế mạnh của LHS Lào[4].

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)