5.2. Phƣơng pháp tự học để nâng cao kỹ năng
viết đối với sinh viên.
Việc tự học, rèn luyện đối với người học rất quan trọng, đặc biệt với người học ngoại ngữ. Việc này cần được rèn luyện thường xuyên, đều đặn, có lộ trình. Sau đây là một số gợi ý giúp các em sinh viên rèn luyện, nâng cao kỹ năng viết của mình theo thời gian.
5.2.1. Bổ sung vốn từ vựng
Các em sinh viên nên bổ sung vốn từ vựng hàng ngày cho mình bằng việc học từ mới mỗi ngày. Các em có thể tìm kiếm từ mới thông qua sách báo hay các quyển từ vựng tiếng Anh, trên Tivi, học bằng flashcard... Nếu mỗi ngày các em học 5 từ vựng thì trung bình 1 năm đã có thể học được hơn 1800 từ vựng. Bên cạnh đó, các em nên có một quyển sổ từ vựng tiếng Anh để ghi lại những từ cần học và ôn lại mọi lúc mọi nơi.
5.2.2. Nâng cao ngữ pháp tiếng Anh
Trước khi học viết Tiếng Anh, các em nên bổ sung cho mình lượng kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh, cách dùng câu và vốn từ vựng nhất định cho mình. Khi các em nắm vững ngữ pháp thì mới có thể viết tốt được. Các em có thể đến các trung tâm tiếng Anh để học ngữ pháp hoặc mua các sách ngữ pháp tiếng Anh hoặc tự học trên các trang web trên mạng.
5.2.3. Đọc nhiều sách báo
Các em nên tạo thói quen đọc sách báo tiếng Anh vào thời gian rảnh rỗi. Các em nên đọc kỹ và sâu (Read intensively). Cách đọc này sẽ giúp các em học được từ, cấu trúc câu cũng như lối diễn đạt và phong cách viết trong tiếng Anh. Qua đó, các em sẽ thấy dễ dàng hơn khi diễn đạt và bỏ thói quen dịch từng từ. Sau đây là các bước quan trọng khi đọc sách:
+ Tìm ra những cụm từ, cấu trúc câu đặc biệt và cách diễn đạt như người bản ngữ.
+ Gạch chân hoặc viết chúng vào vở để đảm bảo là không quên và sử dụng chúng một cách thành thạo.
5.2.4. Luyện dịch
Đây là cách luyện tập rất tốt vì qua đó các em học được từ, cấu trúc mới và cách diễn đạt trong bài luận bằng tiếng Anh. Trong quá trình dịch bài, các
em vừa được học từ mới vừa luyện tập khả năng diễn đạt của mình trong tiếng Anh.
5.2.5.Thực h nh viết thường xuyên
Các em sinh viên nên tạo thói quen tốt cho mình như lập lịch trình học kỹ năng viết cũng như
các kỹ năng khác.Khi đã hoàn thành bài viết xong,
các em có thể nhờ thầy cô sửa chữa giúp để các em nhận biết các lỗi trong bài viết của mình. Sau đó các em cần viết lại bài theo gợi ý chỉnh sửa. Viết lại cũng là một cách hữu hiệu để giảm thiểu lỗi và bổ sung những ý tưởng mới mà trong bản viết lần đầu (first draft) các em còn chưa nghĩ ra.
6. KẾT LUẬN
Học tiếng Anh, đặc biệt là học kỹ năng viết, là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ và khổ luyện của người học. Tuy nhiên, nếu người học kiên trì và có phương pháp hiệu quả thì việc chinh phục kĩ năng viết không phải là vấn đề quá khó khăn. Qua việc phân tích, tổng hợp và đưa ra các lỗi sinh viên thường mắc phải trong các bài thi chuẩn đầu ra trong hai năm học, tác giả đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện kỹ năng viết cho các em sinh viên. Hi vọng bài báo là một tài liệu tham khảo có ích cho các em sinh viên, giúp các em làm tốt bài thi viết tiếng Anh B1 theo chuẩn đầu ra ngoại ngữ, đồng thời hình thành dần thói quen tốt để rèn luyện, nâng cao kỹ năng trong bài thi viết tiếng Anh B1 nói riêng và các bài thi viết tiếng Anh nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Raimes, A. (1983), Techniques in teaching
writing, Oxford University Press, New York. [2].Zamel,V (1982),“Writing: The process of
discovering meaning.”, TESOL Quarterly, 16, 195-
209.
[3].Harmer, J. (2007), How to teach English,
(3rd ed), Harlow: Longman.
[4]. Grabe, Kaplan, R.B (1996), Theory and
Practice of Writing: An Applied Linguistics Perspective, Longman, New York.
[5]. Matsuda, P.K, (2003), “Process and post-
process: a discursive history”, Journal of Second
Language Writing, 12, 63-85.
[6]. Vivina, M. R, (1989), Reading, Writing
KH&CN QUI 55