ANH B1 CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 52)

NGHIỆP QUẢNG NINH

Ngô Hải Yến1,*, Nguyễn Thị Hà2

Ngô Hải Yến1,*, Nguyễn Thị Hà2 *Email:danghaidang2007@gmail.com Mobile: 0386134373

Tóm tắt

Từ khóa:

Chuẩn đầu ra; Đào tạo đại học; Kỹ năng viết; Sinh viên năm cuối; Tiếng Anh B1.

Viết là một trong những kỹ năng quan trọng mà người học phải nắm vững vì viết có thể giúp họ suy nghĩ sâu sắc, rành mạch và có hệ thống. Viết cũng là thành phần cần thiết của giáo dục và các kiến thức cơ bản về chức năng trong xã hội của chúng ta. Thông qua việc học viết, sinh viên sẽ nắm được kiến thức về cách viết hiệu quả, cách diễn đạt ý tưởng, cách chia sẻ thông điệp của mình với người khác. Kỹ năng viết là một phần quan trọng của giao tiếp, do đó việc rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh là hết sức cần thiết. Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp các kết quả bài thi viết của sinh viên năm cuối Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh từ năm 2020 đến nay, tác giả rút ra được những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi làm bài thi viết. Qua đó, tác giả đưa ra một số phương pháp làm bài viết tiếng Anh B1 cũng như các phương pháp tự học, rèn luyện để nâng cao kỹ năng viết theo thời gian cho sinh viên.

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, năng lực tiếng Anh là một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với các ứng viên nộp đơn xin việc. Hiện nay, các trường Đại học trong nước đều thực hiện quy định chuẩn đầu ra (CĐR) ngoại ngữ cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngoài chuyên môn còn phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để đáp ứng yêu cầu công việc trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

Ngày 28/5/2020, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) đã ban hành quyết định 269 về Quy định chuẩn đầu ra Ngoại ngữ cho sinh viên đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cụ thể: sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, bắt đầu áp dụng cho các khóa tốt nghiệp từ năm 2020 về sau (từ K9). Bài thi gồm bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó bài thi viết chiếm 30/100 điểm. Tuy nhiên, thực trạng số lượng sinh viên làm bài thi kỹ năng viết có nhiều lỗi và điểm thấp vẫn còn tồn tại. Thực tế, sinh viên năm cuối trường ĐHCNQN gặp nhiều khó khăn trong quá trình luyện bốn kỹ năng tiếng Anh nói chung cũng như kỹ năng viết nói riêng.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái niệm Viết

Raimes, A. (1983)[1] nói rằng viết là một hoạt

động trí tuệ nhằm tìm kiếm ý tưởng và suy nghĩ về

cách diễn đạt và sắp xếp chúng thành một câu và đoạn văn rõ ràng để mọi người có thể hiểu được. Nó chỉ ra rằng người viết được yêu cầu thể hiện những suy nghĩ và sắp xếp chúng thành một bố cục tốt. Ngoài ra, viết còn thể hiện quan niệm của người viết trong việc hiểu một vấn đề được hiển thị cho người đọc. Nó đòi hỏi sự tích hợp của ý tưởng được viết một cách có hệ thống.

Theo Zamel, V (1982) [2] viết là một quá trình tư duy đòi hỏi nỗ lực trí tuệ và nó bao gồm việc tạo ra các ý tưởng, lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu, giám sát, đánh giá những gì sẽ được viết cũng như những gì đã được viết và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩa chính xác. Nó có nghĩa là văn bản bao gồm một số các giai đoạn mà người viết nên thực hiện trong việc truyền đạt thông điệp của văn bản.

Trong số các kỹ năng, kỹ năng viết luôn được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đối với việc học ngôn ngữ. Harmer, J. (2007: 112) nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng viết như một công cụ thực hành để tạo cơ hội cho người học sử dụng ngôn ngữ mà họ đã học. [3] Tuy nhiên, viết là thách thức lớn đối với nhiều người học ngoại ngữ. Bởi vì viết “không phải là một kỹ năng bẩm sinh hay năng khiếu tiềm ẩn, mà là một năng lực phát triển” (Grabe và Kaplan, 1996) [4], một quá trình phức tạp đòi hỏi người viết phải khám phá những suy nghĩ và ý tưởng, làm cho chúng trở nên cụ thể và cá nhân (Matsuda, 2003). [5].

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)