NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 62 - 63)

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Vũ Thị Thanh Huyền*

, Nguyễn Thị Thanh Hoa

Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh *Email: Huyenanhvu1978@gmail.com

Mobile: 0916 351 061.

Tóm tắt

Từ khóa:

Giảng dạy Tiếng Việt; Hoạt động trải nghiệm; Kinh nghiệm; Năng lực; Sinh viên Lào;

Nâng cao khả năng và trình độ Tiếng Việt cho sinh viên Lào là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo sinh viên Lào tại nhà trường, cần thiết phải nhận diện được các vấn đề then chốt, từ đó có những giải pháp định hướng đổi mới thiết thực trong công tác đào tạo giáo dục. Từ cơ sở lý luận về các khái niệm có liên quan, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, các tác giả đã xây dựng, đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sinh viên Lào thông qua tăng cường các hoạt động trải nghiệm. Từ đó, giáo dục, hướng dẫn, hỗ trợ các em trong việc nâng cao ý thức học tập sử dụng tốt Tiếng Việt để tiếp thu kiến thức chuyên ngành đào tạo tại trường ĐHCN Quảng Ninh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước Việt Nam giàu truyền thống Văn hoá vì có lịch sử phát triển lâu đời. Tiếng Việt là một ngôn ngữ hội tụ được các tinh hoa của Văn hoá và con người Việt. Đối với mỗi lưu học sinh Lào khi sang Việt Nam học tập, tiếng Việt là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Tiếng Việt là ngoại ngữ của các em và là một trong những phương tiện quan trọng nhất để các em tiếp thu được vốn kiến thức chuyên ngành hiệu quả, đồng thời, giúp các em hòa nhập một cách tự tin vào với cuộc sống tại trường, tham gia các hoạt động xã hội với cộng đồng người Việt. Có thể nói, để việc sống và học tập ở Việt Nam được thuận lợi, sinh viên Lào phải được trang bị kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt tốt. Do đó, việc tìm và áp dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt cho lưu học sinh Lào là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà trường.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hoạt động của học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, đang và sẽ là xu thế và cũng là yêu cầu đặt ra cho ngành Giáo dục của các nước trên Thế giới. Theo lí luận của dạy học hiện đại, năng lực không thể có được thông qua

dạy, mà phải thông qua học, luyện tập.[1]. Sản

phẩm của ngành Giáo dục là người học bước đầu có năng lực hoạt động thực sự. Điều này quyết định cho sự tồn tại xã hội. Vì thế, vai trò của trải nghiệm trong giáo dục rất được coi trọng. Trên cơ sở tìm

hiểu về mặt lí luận và thực tiễn của hoạt động trải nghiệm trong giáo dục, bài viết nhằm mục tiêu vận dụng xây dựng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho lưu học sinh Lào. Từ đó, giúp các em phát triển khả năng tiếng Việt trong quá trình học tập tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái niệm về trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm nghiệm

Theo Wikipedia, trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường sống và tâm địa mỗi người [7].

Học qua trải nghiệm được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục phương Tây và phương Đông định nghĩa. Theo thời gian, cùng với những biến động của xã hội, khái niệm này cũng có những sự thay đổi nhất định. Vào khoảng năm 350 trước Công nguyên, Aristotle đã viết về học trải nghiệm: “Cho những điều chúng ta phải học trước khi làm được, chúng ta học bằng cách thực hiện chúng”. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (Trung Quốc) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Đây được coi là một trong những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học trải nghiệm.Thời cận đại, David Kobl (1984, Mỹ), một trong những nhà nghiên cứu giáo dục đầu tiên đưa ra lý thuyết có tính hệ thống, đầy đủ, phân tích cơ chế hình thành và chu trình hoạt

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)