Trong thiết kế và tổ chức bài giảng, GV tăng
cường sử dụng phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học thảo luận nhóm, dạy học tình huống,... nhằm phát huy điểm mạnh, tính tích cực học tập của SV, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu; khắc phục những điểm hạn chế của SV; giúp SV hiểu ý thức, trách nhiệm và vai trò của cá nhân đối với hoạt động học tập, tự giác học hỏi cũng như đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ học tập trong nhà trường. Giảng viên tạo ra môi trường học tập gây hứng thú cho SV, giúp SV biết chia sẻ, biết hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.3.3. Đối với sinh viên
Sinh viên cần nhận thức đúng đắn, thấy được ý
nghĩa quan trọng của VHHT đối với sự phát triển
nhân cách con người nói chung và với hoạt động học tập của người học nói riêng. Nhờ có VHHT, con người điều tiết các mối quan hệ học tập hài hòa và tạo lập chất lượng học tập một cách bền vững. SV cần chủ động, tự giác trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự thực hiện những quy định về VHHT, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế học tập của nhà trường đề ra, thực hiện tốt những quy định của học chế tín chỉ, phối hợp nghiêm túc, chủ động với các cấp quản lý, khoa, giảng viên để hoàn thiện và đáp ứng tốt môi trường VHHT.
3. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với vai trò quan trọng của tri
thức khoa học, việc xây dựng và phát triển VHHT trong các trường Đại học có ý nghĩa rất thiết thực. VHHT của SV đại học là một hoạt động có ý nghĩa to lớn, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, giáo dục VHHT là nhiệm vụ rất quan trọng của các trường đại học nói chung và trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng trong việc xây dựng nhân cách, môi trường văn hóa, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đây cũng là cơ sở cần thiết để trường Đại học đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hà Thị Lan Anh (2015), “Thực trạng và biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức”, Tạp chí Giáo dục, Số 369 tháng 11.
[2] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999). Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa - Thông tin.
[3] Phạm Minh Hạc (2009), “Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị”, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 2.
[4] Vũ Thị Thúy Hằng (2015), “Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các Trường Đại học sư phạm”, (Luận án Tiến sĩ).
(Tiếp nội dung trang 41)
3. KẾT LUẬN
Giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV là một việc vô cùng quan trọng nhằm xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên” góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trách nhiệm không của riêng ai. Cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ; đặc biệt là trách nhiệm nêu gương trong giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Thiết nghĩ, nhiệm vụ trọng tâm của thế hệ trẻ, nhất là HSSV là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách. Đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, do đó đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa... Trách nhiệm của xã hội, nhà trường là phải quan tâm đầy
đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người mới…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Danh ngôn củaChủ tịchHồ Chí Minh, (2021),
NXB Hồng Đức.
[2]. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, (2015),
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
[3]. Đảng bộ Trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh (01/2021), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị
quyết số 03-NQ/ĐU, ngày 22/4/2011 của Đảng ủy Than Quảng Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức Đoàn và công tác thanh niên, giai đoạn 2011-2020 tại đơn vị.
[4]. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
(08/2021), Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng
46 KH&CN QUI